Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ dưới thời Tập Cận Bình

Chủ trương chính sách

Trung Quốc trước đây với giai đoạn “ẩn mình chờ thời” xem chính sách đối ngoại không phải là một ưu tiên hàng đầu mà thường được xếp sau các chính sách đối nội. Cho đến thời điểm của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cho thấy những bước chuyển biến rõ rệt, trở nên quyết đoán và cứng rắn hơn trong các mối quan hệ ngoại giao, trong các vấn đề toàn cầu có liên quan đến lợi ích của quốc gia này. Theo đó, chính sách ngoại giao không còn nằm ở vị trí thứ yếu trong các nghị trình quản trị đất nước.

Trung Quốc bắt đầu gây tiếng vang, thu hút sự chú ý của quốc tế trở lại sau việc tổ chức thành công Thế vận hội Olympic 2008. Thời điểm đó, quy mô và cách thức tổ chức của Trung Quốc đã phần nào phản ánh thế và lực của quốc gia này. Đây chính là cơ sở đầu tiên để Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại. Ở giai đoạn sau, dưới thời ông Tập Cận Bình, chính sách đối ngoại của Trung Quốc thường được gắn liền với khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”. “Giấc mộng” ở đây ý chỉ tham vọng phục hưng Trung Hoa vĩ đại sau 1 thế kỷ ô nhục, đưa quốc gia này phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng trước năm 2049 – kỷ niệm 100 năm lập quốc. Khái niệm này được chính thức đề cập trong bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 (2012). 

Tư duy ngoại giao của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặt tầm quan trọng đối với việc tăng cường lòng tin của người dân đối với các học thuyết, hệ thống, đường lối và giá trị riêng của người đứng đầu. Và như vậy “giấc mộng Trung Hoa” đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tư duy, định hướng của nhà lãnh đạo đất nước. Trước hết, về mặt đối nội, “giấc mộng Trung Hoa” có thể xem là ngọn cờ tập hợp lòng dân. Với đặc điểm vị trí địa lý rộng lớn, người dân Trung Quốc cũng chia thành nhiều tầng lớp với những mối quan tâm khác nhau. Việc tìm ra một ngọn cờ đủ hiệu quả để bao hàm được hết các mối quan tâm, lo lắng, động lực của nhiều tầng lớp xã hội là thách thức trước hết của chính quyền ông Tập trước khi muốn vươn ra quốc tế. Ở đây, “giấc mộng” là một khái niệm rộng và mở, bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng có thể hiểu, diễn giải giấc mơ này theo cách của họ và hiển nhiên “giấc mơ” của từng cá thể trong đó cũng sẽ được bao hàm trong giấc mộng của dân tộc Trung Hoa. Điều này đủ sức để thu hút với ngay cả những nhóm người không quan tâm, ít tiếp cận đến các vấn đề chính trị. Cũng như nhận định của học giả David Kerr trong China’s many dreams: Comparative perspectives on China’s search for national rejuvenation, ý niệm về giấc mơ Trung Hoa là một sự dàn xếp khéo léo giữa bản sắc tập thể và khát vọng cá nhân. Khái niệm này cho người dân Trung Quốc một ý chí và bản sắc tập thể được định hình bởi một lịch sử khó khăn của dân tộc, nhưng đồng thời nếu các cá nhân nhìn kỹ vào giấc mơ, họ vẫn có thể nhìn thấy mình trong đó. Điều này tạo nên sự khác biệt với các xã hội phương Tây, như Mỹ, vốn đề cao sự đa dạng, luôn nhấn mạnh, chú trọng vào các quyền tự do cá nhân hơn là một bản sắc chung tập thể.

Dưới bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Mỹ và một tư duy đối ngoại thay đổi với nhiệm kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình, để có thể cạnh tranh được vị thế siêu cường (có thể làm thay đổi trật tự nguyên trạng), Trung Quốc phải có những chính sách mang tính chiến lược lâu dài về mặt thời gian, toàn diện về mặt không gian và rộng khắp về mặt lĩnh vực. Chính vì vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều phạm vi không gian địa chiến lược và những chính sách có tính chất thực hiện nhiều bước với tầm nhìn xa. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn chúng ta lại nhận thấy ở nhiều lĩnh vực và “mặt trận”, Trung Quốc không lựa chọn cạnh tranh với Mỹ bằng con đường đối đầu trực diện. Cần phải hiểu sự cạnh tranh ở đây chính là cạnh tranh vị thế như một cuộc chiến lâu dài, chứ không phải đối đầu trên từng trận đánh trực tiếp. TQ nghiên cứu, lựa chọn những phạm vi Mỹ không phủ sóng, lĩnh vực Mỹ còn hạn chế hoặc không quan tâm, những không gian Mỹ đánh giá thấp về yếu tố địa chính trị v.v… để tạo ra con đường đi riêng, tránh đối đầu nhưng vẫn xây dựng được vị thế cạnh tranh với vai trò tiên phong.      

Triển khai chính sách

Lĩnh vực kinh tế:

Ngoài sự cạnh tranh trực tiếp khá rõ ràng như “Chiến tranh thương mại” với Mỹ, Trung Quốc còn có những chính sách kinh tế khác cạnh tranh với Mỹ vị trí cường quốc lãnh đạo toàn cầu. Các chính sách này chú trọng vào (1) Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào những khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ, (2) Tăng cường phát triển những lĩnh vực mới nhiều tiềm năng,  ít cạnh tranh với Mỹ từ đó làm chủ thị trường, (3) Áp dụng mô hình kinh tế mới nhằm giải quyết khó khăn của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu phục hồi hậu Covid-19

  1. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào những khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ

Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và hợp tác kinh tế với những quốc gia thuộc thế giới thứ ba nằm ở hai khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ, cụ thể là Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. 

Theo dữ liệu của Statista, trong giai đoạn 2014 – 2018, Trung Quốc chiếm 16% tổng lượng FDI đầu tư vào châu Phi, gấp đôi lượng FDI của Mỹ chỉ chiếm 8% và là nước đầu tư FDI nhiều nhất tại khu vực này. Dưới thời kỳ Tổng thống Trump dù Mỹ có đề ra rất nhiều dự án và chiến lược nhằm kết nối và thắt chặt mối quan hệ với châu Phi như Chiến lược Mỹ – Châu Phi và Châu Phi thịnh vượng được đề ra năm 2018 và năm 2019 song quá trình triển khai vẫn chưa đạt được kết quả cao, minh chứng qua việc năm 2019, Mỹ có tổng dự án đầu tư tại Châu Phi lớn nhất với 463 dự án, gần gấp đôi số lượng 286 dự án của Trung Quốc tuy nhiên chỉ tạo ra 62.004 việc làm và đầu tư 3,08 tỷ đô la, gần bằng ½ lượng việc làm và FDI của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Trump được nhận định rằng ít quan tâm tới châu Phi và những chiến lược kết nối với châu Phi đi từ hình thức đối phó và giành sức ảnh hưởng từ Trung Quốc thay vì chủ động từ lợi ích của Mỹ. Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc từ năm 2009 thay Mỹ trở thành bạn hàng quan trọng nhất của châu Phi. Hiện Trung Quốc đang tham gia vào dự án cơ sở hạ tầng ở 35 quốc gia châu Phi. Tập trung nhiều dự án sẽ được tìm thấy ở Angola, Nigeria và Sudan. 

Còn về khu vực châu Mỹ Latinh và các nước Caribe (LAC) , những chính sách về người nhập cư và đóng cửa biên giới của của chính quyền Trump đã ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực này. Trong giai đoạn sau năm 2012 trở đi, dòng FDI của Mỹ tới khu vực Mỹ Latinh có xu hướng giảm và tăng nhẹ xen kẽ các năm nhưng vẫn dừng ở mức trung bình 250 tỷ đô một năm, giảm hơn 12 tỷ đô so với mốc cao nhất năm 2012. Trong khi đó dòng FDI của Trung Quốc tại khu vực này vẫn thấp hơn Mỹ nhưng sau giai đoạn giảm năm 2016 – 2018 đã tăng nhẹ vào năm 2019 và LAC là khu vực đứng thứ nhì sau châu Á nhận vốn FDI từ Trung Quốc, chiếm 15% (số liệu năm 2018). Tại đây Trung Quốc cũng tập trung vào những dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2018, Trung Quốc đã đi vào quá trình thi công hơn 50% dự án xây dựng đã định từ năm 2002 với tổng là 150 dự án. Kể từ năm 2013, các công ty Trung Quốc đã theo đuổi hơn 20 dự án cầu đường ở Bolivia. Các công ty thực hiện các dự án này bao gồm các công ty xây dựng khổng lồ như Công ty Cầu cảng Trung Quốc (CHEC) và Công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc, cùng với tập đoàn dầu khí lớn Sinopec và Sinohydro của Trung Quốc, cũng chịu trách nhiệm xây dựng đập thủy điện ở nước này. CHEC cũng có nhiều dự án xây dựng tại hầu hết các nước Caribe. Công ty này đã xây dựng đường cao tốc Bắc Nam cho Jamaica cũng như cho nước này vay 700 triệu đô và hoàn trả bằng cách cho Trung Quốc thuê đất 2000 phòng khách sạn. Không những thế trong quá trình xây dựng Trung Quốc sử dụng 90% nhân công nội địa. CHEC được Jamaica nhận định là nhà thầu xây dựng quan trọng nhất trong lịch sử của nước này. Hay tập đoàn Yida Group của Trung Quốc đã mua 1600 acre diện tích đất tại Bắc Antigua để hình thành vùng đặc quyền kinh tế 20 năm với giá 60 triệu đô. Có thể thấy được Trung Quốc tập trung phát triển các dự án trên cơ sở không chỉ tăng cường lợi ích kinh tế quốc gia, mở rộng thị trường mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho các quốc gia tại khu vực LAC nâng cấp cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích cho chính quốc gia thừa hưởng. Qua đó các quốc gia Mỹ La Tinh và Caribe dù được Mỹ cảnh báo những nguy cơ nhưng vẫn đón nhận tích cực dòng vốn FDI của Trung Quốc. 

Sự xâm nhập của Trung Quốc vừa là sự tận dụng cơ hội từ việc vắng mặt của Mỹ trong khu vực và là một điều tất yếu vì những thị trường của Châu Phi và châu Mỹ Latinh và Caribe chưa bị bão hòa và có rất nhiều tiềm năng để khai thác mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia hợp tác cũng như Trung Quốc hoàn toàn đủ nguồn lực kinh tế – tài chính để tăng cường đầu tư cho khu vực. Ngoài ra các quốc gia tại châu Phi và châu Mỹ Latinh đang cần một nhà đầu tư để thầu khoán xây dựng công trình cơ sở hạ tầng để nâng cấp và phát triển quốc gia nên đã đón nhận những khoản đầu tư một cách tích cực. Qua đó ta nhận thấy qua con đường kinh tế Trung Quốc đã nhân rộng sức ảnh hưởng và sự thu hút của mình đến các quốc gia tại khu vực châu Phi và châu Mỹ Latinh, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển dễ bị các nước lớn khác thờ ơ.

  1. Tăng cường phát triển những lĩnh vực mới nhiều tiềm năng, ít cạnh tranh với Mỹ từ đó làm chủ thị trường

Ngoài đối đầu trực tiếp với Mỹ trong những lĩnh vực kinh tế truyền thống như tăng cường mối quan hệ thương mại song phương và đa phương, Trung Quốc đồng thời tìm kiếm những con đường phát triển mới mà chưa có dấu chân của Mỹ. Điển hình là Trung Quốc hiện tại vẫn đang là quốc gia tiên phong trong các lĩnh vực tài chính – công nghệ, công nghệ 5G, xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo,…. Đây là những lĩnh vực hoàn toàn mới được Trung Quốc đầu tư phát triển trong từ giai đoạn Tập Cận Bình nắm quyền vào năm 2012 và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định và khiến Mỹ phải xem xét chính sách nhằm đối phó với Trung Quốc trong những thị trường chưa khai thác này. 

Đầu tiên, Trung Quốc đã dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nhờ đó  nền tài chính TQ thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Trong khi Mỹ vẫn dùng tiền mặt, séc và thẻ nhựa để thanh toán thì từ lâu tiền mặt đã biến mất và thay vào là mã QR trên nền tảng điện thoại di động. Tập đoàn công nghệ Alipay Ant Group đạt trị giá 300 tỷ đô la và tập đoàn Tencent  đã đạt 800 tỷ đô la ngang bằng với tập đoàn JP Morgan Chase và Mastercard của Mỹ. Trong thời gian tới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tung đồng tiền điện tử với tên gọi DCEP. Người dùng DCEP sẽ không còn cần sử dụng đến tiền mặt hay mất phí giao dịch khi thực hiện những thanh toán quốc tế. Ngoài ra DCEP  kết hợp với hệ thống đánh giá tín dụng xã hội Trung Quốc sẽ hỗ trợ Nhà nước giám sát và quản lý chặt chẽ những giao dịch không minh bạch như tài trợ khủng bố hay hành vi tham nhũng vì khi hệ thống tổng hợp dữ liệu phát hiện giao dịch sẽ bị hủy và vô hiệu hóa. DCEP được đánh giá có thể thay thế hệ thống sử dụng đồng dollar Mỹ trong tương lai và đe dọa thay thế vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có khả năng sở hữu tất cả thông tin giao dịch bằng đồng tiền điện tử DCEP và thực thi các biện pháp phòng ngừa những hoạt động mà Trung Quốc đánh giá là tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Vào năm 2022, tận dụng cơ hội đăng cai Olympic 2022 Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sử dụng đồng tiền điện tử DCEP và mở rộng đến đối tượng người dùng quốc tế. 

Thứ hai, dự án Vành đai – Con đường BRI của Trung Quốc đã tiên phong trong việc hỗ trợ năng lực và xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn cầu. Trong Đại hội XIX của Đảng, Tập Cận Bình đã tuyên bố về BRI như một sáng kiến vĩ đại của “kỷ nguyên mới”, hoàn toàn khác so với những kế sách “giấu mình chờ thời” đặc trưng của Bắc Kinh. Với tổng giá trị dự án lên tới 1000 tỷ đô,  tính đến cuối tháng 1 năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã ký 205 thỏa thuận hợp tác với 171 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác. Dựa theo bố cục không gian và “năm ưu tiên hợp tác”, Sáng kiến Vành đai và Con đường chính thức được mở rộng từ châu Á và châu Âu để châu Phi, Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương trong khuôn khổ chính sáu hành lang kinh tế, sáu mạng lưới kết nối, nhiều quốc gia và cảng ở khu vực khác nhau trên thế giới”. BRI tập trung triển khai những dự án đường sắt và cầu cảng. Trong đó nổi bật với dự án đường sắt như Tuyến đường sắt Trung Quốc đến Châu Âu đã kết nối 108 thành phố ở 16 quốc gia ở Châu Á và Châu Âu vào cuối năm 2018, hay Tuyến đường sắt dài 411 km nối Viêng Chăn và thị trấn Boten ở biên giới phía Bắc với Trung Quốc trong BRI với khoản chi phí khổng lồ 5,9 tỷ đô la Mỹ – hơn 1/3 GDP của Lào. Ngoài ra với chiến lược BRI Trung Quốc kết nối cảng biển dọc theo Ấn Độ Dương, từ Đông Nam Á đến tận Đông Phi mở rộng sang các nước Mỹ Latinh, hình thành một chuỗi các cảng biển có vị trí địa chiến lược tại các khu vực. Có thể kể đến như cảng nước sâu Sihanoukville tại Campuchia hay cảng nước sâu Kyaukphyu nằm trên Vịnh Bengal cùng với những cảng có quy mô nhỏ hơn như dự án cảng Gwadar ở Pakistan, dự án cảng Colombo ở Sri Lanka, dự án cảng Piraeus ở Hy Lạp. 

Đứng trước những sáng kiến và sự phát triển của Trung Quốc trong những lĩnh vực mới, những chính sách của Mỹ đề ra phạm nhược điểm là mang tính chất đối phó và phản ứng là chính thay vì chủ động đề ra và thực thi giải pháp phù hợp với năng lực quốc gia. Đơn cử như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (ITAN), Mạng lưới Điểm xanh (Blue Dot Network) và Công ty Phát triển Tài chính Quốc tế (IDFC) trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ định hướng trở thành một giải pháp thay thế BRI cho các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Song, số tiền 60 tỷ đô từ IDFC của Mỹ lại chiếm tỷ lệ thấp so với với số vốn từ lên tới 1000 tỷ đô của BRI. Hay Mỹ cũng có đồng tiền điện tử Libra nhưng không có gì nổi bật và môi trường thanh toán trong nước của Mỹ được đánh giá lạc hậu và cần được chính phủ và Cục dự trữ Liên bang cải thiện. So với với Trung Quốc về lĩnh vực thanh toán quốc tế và đồng tiền điện tử, Mỹ là người đi sau và cần phải học hỏi thêm. 

Nhờ việc tiên phong trong những lĩnh vực mới, Trung Quốc có được nhiều tiềm năng và không gian phát triển khi không phải đối đầu trực tiếp và tranh giành thị trường với Mỹ và các nước phát triển ở EU, có thể nói Trung Quốc nắm vị trí độc quyền trước khi các quốc gia khác đưa ra những chính sách ứng phó và thích ứng với sự thay đổi này. Việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực như viên thông, tài chính đã thúc đẩy lợi ích kinh tế của Trung Quốc cũng như tạo sức hấp dẫn mới cho Trung Quốc trong việc duy trì và thắt chặt mối quan hệ thương mại và ngoại giao với các quốc gia. Từ đó tiếp tục gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong quá trình đạt được Giấc mơ Trung Hoa. 

  1. Áp dụng mô hình kinh tế mới nhằm giải quyết khó khăn của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu phục hồi hậu Covid-19

Những chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc mà mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến như Australia, Nhật Bản hay Ấn Độ đã dần trở nên xấu đi trong thời kỳ đại dịch Covid-19 cũng như dưới tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch, các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn chưa thể phục hồi là những tác nhân khiến Trung Quốc cần thay đổi chiến lược kinh tế.  Theo dự thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 nhằm phát triển kinh tế và xã hội, Trung Quốc đề ra mô hình kinh tế Tuần hoàn kép nhằm thúc đẩy xây dựng thị trường nội địa và mô hình quốc gia thương mại một cách đồng bộ dựa trên lưu thông hàng hóa nội địa. Lưu thông quốc tế là trọng tâm của mô hình phát triển hướng vào xuất khẩu kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa từ chính sách của Đặng Tiểu Bình  năm 1978. Việc chuyển trọng tâm của mô hình phát triển của Trung Quốc sang thị trường nội địa không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới mà đã được theo đuổi trong 15 năm qua, mặc dù mục tiêu này chỉ đạt được trong những giới hạn nhất định. Với mô hình này thị trường nội địa và thị trường nước ngoài củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa là trụ cột nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong bối cảnh Covid-19 và những khó khăn trong mối quan hệ đã kể trên. Mô hình này sẽ là chìa khóa đưa nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch qua việc tận dụng chính thị trường nội địa rộng lớn nhiều tiềm năng và chưa bị khai thác

Ngoài ra đây cũng là cách Trung Quốc tạo cơ hội phát triển và bảo vệ các ngành công nghệ mới nổi trong nước. Cụ thể Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chiến lược mới nổi để chống lại việc mở rộng các hạn chế công nghệ của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc bằng cách thúc đẩy năng lực đổi mới của thị trường nội địa. Ý tưởng ở đây sẽ là xây dựng “10 cơ sở công nghiệp mới nổi chiến lược với tầm ảnh hưởng toàn cầu, 100 cụm công nghiệp mới nổi chiến lược có khả năng cạnh tranh quốc tế và 1.000 hệ sinh thái công nghiệp mới nổi chiến lược với những lợi thế riêng biệt’. Tám lĩnh vực được xác định để xúc tiến đầu tư bao gồm: Ứng dụng mạng 5G; phát triển công nghệ sinh học và vắc xin; sản xuất cao cấp như robot công nghiệp; vật liệu mới cho máy bay lớn và chế tạo chip; công nghệ năng lượng mới; công nghệ và thiết bị xanh; phương tiện thông minh và năng lượng mới; và các doanh nghiệp kỹ thuật số sáng tạo. Với chính sách nền kinh tế tuần hoàn kép, Trung Quốc vừa tạo điều kiện để các ngành công nghiệp này phát triển trong nước mà còn đảm bảo có thể xuất khẩu những sản phẩm của các ngành công nghiệp ra thế giới mà không bị cản trở phát triển bởi những hạn ngạch công nghệ mà Mỹ đề ra. 

Lĩnh vực chính trị – ngoại giao

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra hai phương châm thực hiện chính sách đối ngoại bao gồm: (1) xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của Trung Quốc và (2) phải bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Có thể thấy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 2012 cho đến nay luôn bám sát 2 phương châm này. 

(1) Xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi 

Trong phương châm thứ nhất, TQ chú trọng việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các quốc gia khác. Những chính sách đầu tư hào phóng ra nước ngoài thông qua hệ thống BRI hay gần đây nhất là hỗ trợ các quốc gia xây dựng mạng lưới 5G là cách Trung Quốc tận dụng sức mạnh kinh tế, tạo dựng, ràng buộc mối quan hệ với các quốc gia. Từ đây, Trung Quốc dần xây dựng một mạng lưới quan hệ lấy mình làm trung tâm, từng bước gây ảnh hưởng đến mạng lưới của Mỹ. Đáng nói, Trung Quốc khéo léo đưa đến những lợi ích thiết thực trước mắt cho nhóm các quốc gia đang hoặc kém phát triển (các quốc gia Châu Phi, một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào), giảm đi các điều kiện khắt khe trong các gói kinh tế hỗ trợ để nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ ràng buộc lợi ích. Trong khi Mỹ đang tập trung ở các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hay Trung Đông, Trung Quốc đã thành công gây dựng tầm ảnh hưởng, “mối quan hệ hài hòa” với Châu Phi, Đông Nam Á. Từ đó làm bàn đạp vươn ra những khu vực còn lại mà Mỹ vốn đang có sức ảnh hưởng. Nhằm bổ sung thêm cho “giấc mộng Trung Hoa” và phù hợp với chiến lược ngoại giao đa phương, Trung Quốc tiếp tục đưa ra khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh”. Khái niệm này đã sớm được sử dụng bởi ông Hồ Cẩm Đào nhưng lại để chỉ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan. Về sau, ông Tập Cận Bình đã sử dụng khái niệm này tại Diễn đàn Bác Ngao (2013) với hàm ý nhấn mạnh các quốc gia tham dự cần có sự phát triển chung. Trong đó, ông Tập đã sử dụng các cụm từ như “ngôi làng toàn cầu”, “nuôi dưỡng cảm giác về cộng đồng chung vận mệnh” để xây dựng bản sắc chung, đưa các quốc gia này về cùng một cộng đồng mà trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. 

Về mặt thực tiễn triển khai, Trung Quốc hướng đến hai phương thức chính:

  • Gia tăng sức ảnh hưởng so với Mỹ bằng việc tích cực thực hiện ngoại giao kinh tế  

Trung Quốc xây dựng mẫu hình kinh tế có lợi ích chung giữa các quốc gia với trung tâm là Trung Quốc. Hệ thống kinh tế này gián tiếp thay đổi hệ thống hiện tại. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc thể hiện tham vọng thay thế vị trí của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc đầu tư 40 tỷ USD để nhằm “ tăng cường kết nối và cải thiện hợp tác với láng giềng.” Là một phần của chiến lược BRI, khoản đầu tư đó nhằm gia tăng kết nối hàng hải và các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, gia công chế tạo và dịch vụ và  của các công ty Trung Quốc. Khoản đầu tư này cho phép Trung Quốc xích lại gần các quốc gia láng giềng hơn. Thêm vào đó, Trung Quốc đã thành lập AIIB. Dù đó là cơ chế hợp tác đa phương, nhưng Trung Quốc nắm quyền biểu quyết cao nhất với 26,06%, hoàn toàn có thể gây sức ép đến các quyết định cho vay. Gia tăng được quyền lực của Trung Quốc lên lĩnh vực tài chính [Angela Poh & Mingjiang Li (2017): A China in Transition: The Rhetoric and Substance of Chinese Foreign Policy under Xi Jinping, Asian Security]. Về khía cạnh địa kinh tế, AIIB là công cụ để thay đổi các quy tắc về quản trị tài chính quốc tế bằng cách sử dụng nguồn lực tài chính của Trung Quốc. Mỹ nói rằng các khoản vay của AIIB không chất lượng, tuy nhiên các quốc gia đồng minh của Mỹ vẫn gia nhập vào cơ chế này như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hàn Quốc. Có thể thấy, lợi thế Trung quốc ngày càng tăng lên khi sở hữu khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn hơn so với các quốc gia phương Tây. Những sáng kiến này là minh chứng cho sự thách thức trực tiếp Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Trung Quốc đã có thành công nhất định về nỗ lực định hình lại khu vực dưới sức ảnh hưởng của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Mỹ. Ngoài ra, tham vọng của Trung Quốc thể hiện rõ hơn khi đề xuất mong muốn gia nhập FTAAP nhằm thay thế Mỹ trong khu vực sau khi Donald Trump rút khỏi TPP.

  • Tăng cường vai trò trung tâm với chiến lược kết nối nhiều khu vực trên thế giới

Phương thức thực hiện kết nối của Trung Quốc thông qua các mạng lưới các mối quan hệ trong nhiều khu vực với nhau và Trung Quốc là trung tâm của các mạng lưới này. Chẳng hạn như BRI Trung Quốc thể hiện mong muốn và nỗ lực kết nối với châu Á và châu Âu để châu Phi, Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương, và điểm chung của các quốc gia trong dự án là hợp tác với Trung Quốc. Hay AIIB, Trung Quốc kết nối với châu Âu, châu Á và vẫn giữ quyền bỏ phiếu cao nhất. Hoặc mong muốn của một Cộng đồng chung vận mệnh, dù chưa thành công, nhưng thể hiện mong muốn hợp tác an ninh nhiều khu vực với Trung Quốc là trung tâm. Trung Quốc thực hiện liên kết nhưng không liên minh. Trung Quốc gia nhập và tổ chức các sáng kiến kết nối, nhưng không cố định quốc gia hay nhóm quốc gia cụ thể như cách vận hành của các chiến lược thuộc QUAD hay NATO của Mỹ. Qua đó, sức ảnh hưởng của Trung Quốc lan rộng từ các quốc gia đồng minh của Mỹ đến các quốc gia Mỹ không để tâm. Trung Quốc có thêm nhiều quyền biểu quyết hơn. Cho phép Trung quốc trở thành chủ thể có khả năng thiết lập luật chơi trong quan hệ quốc tế, vốn trước đây bị áp đảo bởi Mỹ và các quốc gia phương Tây. 

(2) Bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc

Còn đối với phương châm thứ hai, các lợi ích cốt lõi được chính phủ nước này nêu rõ gồm 6 nội hàm: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hệ thống chính trị quốc gia và ổn định xã hội được thiết lập bởi Hiến pháp Trung Quốc, bảo đảm cơ bản và duy trì sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trên chính trường quốc tế là bảo vệ lợi ích được hình thành bởi bản sắc. Trước đây, điểm yếu của Trung Quốc trong ngoại giao là chưa định hình bản sắc ngoại giao cụ thể, nên hình ảnh của Trung Quốc được dựa trên góc nhìn của Mỹ và phương Tây về bản sắc Trung Quốc. Nhưng Tập Cận Bình đã nỗ lực trong định hình bản sắc của Trung Quốc thông qua ngoại giao [Lin, Z. (2018). Xi Jinping’s ‘Major Country Diplomacy’: The Impacts of China’s Growing Capacity. Journal Of Contemporary China, 28(115), 31-46]. Trung Quốc tăng cường ngoại giao đa phương thành nỗ lực ngoại giao cốt lõi. Từ 2014 đến 2017, Trung Quốc đã tổ chức 10 hội nghị thượng đỉnh hay sự kiện khu vực và quốc tế lớn ở Trung Quốc.  (Hội nghị về Tương tác và biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á, Thượng đỉnh APEC Bắc Kinh (11/2014), Diễu binh kỷ niệm chiến thắng (chiến tranh chống Nhật) lần thứ 70 (9/2015), Thượng đỉnh Trung Quốc – các Quốc gia Đông và Trung Âu lần thứ 4 (11/2015), Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải lần thứ 14 (12/2015), Lễ Khai mạc Ngân hàng Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á (1/2016), Hội nghị thượng đỉnh 6 quốc gia Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ nhất (3/2016), Thượng đỉnh G-20 2016 (9/2016), Diễn đàn Hợp tác Quốc tế BRI (5/2017), Thượng đỉnh BRICS 2017 (9/2017). Hành động ngoại giao này cho phép Trung Quốc chuyển dịch sự chú ý của quốc tế sang Trung Quốc khi nói về hợp tác đa phương. Đồng thời, tổ chức thành công các Hội nghị này đã giúp nâng cao hình ảnh Trung Quốc trên chính trường quốc tế, có khả năng lãnh đạo nhiều sáng kiến trong khu vực. Thông qua các Hội nghị, Trung Quốc có thể đề xuất các sáng kiến có lợi cho Trung Quốc nhất. Các sáng kiến có mức độ thông qua hay thành công khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nội dung của các đề xuất sẽ thể hiện được bản sắc Trung Quốc, cho phép Trung Quốc đứng trên chính trường quốc tế với một bản sắc riêng biệt. Khắc phục được điểm yếu ngoại giao trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn liên tục bị chỉ trích và gọi là “mối nguy” từ phương Tây và Mỹ. Dù đề cao việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các nước khác, chính sách đối ngoại Trung Quốc ưu tiên bảo vệ lợi ích của mình hơn. Chính phủ Trung Quốc có thể gây sức ép kinh tế hoặc công khai chỉ trích các nhà ngoại giao quốc tế. Nếu ở giai đoạn đầu Trung Quốc nỗ lực khẳng định “sự trỗi dậy hòa bình” thì trong những giai đoạn gần đây quốc gia này đẩy mạnh đường hướng “ngoại giao chiến lang”. Phương thức ngoại giao này nhấn mạnh sự quyết liệt, cứng rắn nhiều hơn của các nhà ngoại giao Trung Quốc trước các luồng ý kiến trái chiều đối với chính sách của quốc gia này. Mới đây nhất, tại thượng đỉnh Mỹ – Trung tổ chức ở Alaska, ông Dương Khiết Trì đã phản bác lại quan điểm của ông Blinken đối với các vấn đề Tân Cương, Đài Loan bằng bài nói dài 15 phút liên tục và thẳng thắn chỉ trích các giá trị dân chủ của Mỹ. Điều này phản ánh mức độ tự tin ngày càng cao của Trung Quốc trước Mỹ. Trước đó, vào năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã liên tiếp trục xuất các nhà báo thuộc 3 tờ báo lớn của Mỹ, yêu cầu các cơ quan báo chí Mỹ đang thường trú tại đây khai báo thông tin bằng văn bản về nhân viên, tình hình tài chính, hoạt động và bất động sản tại Trung Quốc. Đây là biện pháp trả đũa việc tờ WSJ đăng tải bài báo “China is the real sick man in Asia” (tạm dịch: Trung Quốc là kẻ ốm yếu thật sự của châu Á). 

Lĩnh vực An ninh – Quốc phòng:

Chính quyền Tập Cận Bình thúc đẩy nghị trình đối ngoại quyết đoán và chủ động hơn với nhiều một số thay đổi trong định hướng chiến lược an ninh – quốc phòng, có thể tổng hợp thành ba nội dung chính: (1) Tăng cường kiểm soát trên biển; (2) Xây dựng năng lực quốc phòng trong nhiều lĩnh vực; (3) Gia tăng sự phụ thuộc của an ninh thế giới vào Trung Quốc và xây dựng một hệ thống với Trung Quốc làm trung tâm

  1. Tăng cường kiểm soát trên biển

Theo lý thuyết của nhà sử học Alfred Thayer Mahan, quyền lực của một quốc gia có tương quan mật thiết với sự hiện diện trên biển của quốc gia đó. Để được công nhận là một cường quốc cần phải có khả năng kiểm soát được đại dương. Lý thuyết này đã được chứng minh bằng nhiều trường hợp khác nhau trong lịch sử, tiêu biểu là Đế quốc Anh. Cường quốc nguyên trạng là Mỹ hiện đang sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu với hơn 700 căn cứ hải quân nằm rải rác khắp 80 quốc gia trên thế giới. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên biển là điều kiện cần để Trung Quốc bước một chân vào cuộc đối đầu dài hơi với Mỹ. Việc sử dụng công cụ quân sự để hỗ trợ cho các mục đích chính trị là là điều nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc từng thực hiện trước đây. Tuy nhiên, điểm cần phải cảnh giác là những động thái của Tập Cận Bình đang thể hiện Trung Quốc do ông lãnh đạo sẽ là một Trung Quốc sẵn sàng dùng bất kỳ biện pháp nào quân sự nào, thậm chí là đơn phương ép buộc để đạt được lợi ích, bất chấp chỉ trích và rủi ro. Từ giai đoạn 2012 đến nay, các chiến lược mở rộng phạm vi kiểm soát trên biển của Trung Quốc nhìn chung đều mang tính chất hung hăng, đơn phương áp đặt các yêu sách nhưng được thực hiện một cách vô cùng tinh vi, tấn công cùng lúc trên nhiều mặt trận bổ sung cho mặt trận an ninh quốc phòng, khiến tình huống trên những vùng biển mà Trung Quốc muốn kiểm soát trở nên phức tạp trong những năm vừa qua, đặc là là ở khu vực Đông Á. 

Chiến lược biển của Trung Quốc có thể được gói gọn trong các đặc điểm sau: bắt đầu bằng những hành động xâm lấn nhỏ và không đủ leo thang, kéo dài thời gian, từ từ tịnh tiến để cuối cùng đạt được cục diện mong muốn. Để đạt được sự thay đổi chiến lược trên, chiến thuật vùng xám là chiến thuật đặc trưng Trung Quốc sử dụng trong nhiều năm qua đối với các quốc gia có năng lực yếu hơn để lách luật quốc tế, mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hóa các yêu sách đơn phương. Chiến thuật này là một kế hoạch hai bước, đầu tiên là biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp rồi sau đó sử dụng các lực lượng quân sự không thông thường để thực hiện các hành vi xâm lấn/âm thầm tiến hành đơn phương xây dựng các công trình trên vùng biển không thuộc chủ quyền của mình khiến các quốc gia láng giềng với năng lực quân sự yếu hơn khó có thể đưa ra các biện pháp đối phó. Đặc trưng của chiến thuật này là không để xung đột leo thang, không dùng vũ lực gây hậu quả nghiêm trọng, chính vì vậy khó để cộng đồng quốc tế có thể can thiệp từ bên ngoài hay nhờ đến sự xét xử tại tòa án quốc tế, nhưng đủ để bắt các nước tranh chấp nhỏ hơn phải khuất phục. Bổ sung cho chiến lược vùng xám là chiến lược cắt lát salami, mô tả cách Trung Quốc từ từ giành quyền kiểm soát ở từng khu vực nhỏ, những nơi mà quốc gia chủ quyền không sở hữu đủ năng lực để quản lý và có lực lượng tương đối, rồi theo thời gian biến trọn khu vực đó thành của mình. Chiến lược trên đã được Trung Quốc thực hiện thành công nhiều lần trong quá khứ với các đảo đá, bãi cạn ở khắp biển Đông. 

Với các thực thể chiếm đóng được, Trung Quốc nhanh chóng tiến hành bồi đắp, cải tạo đất quy mô lớn, tăng cường trang thiết bị quân sự trên các công trình quân sự, đẩy các quốc gia nhỏ hơn vào một tình thế không thể đảo ngược. Không chỉ với các thực thể chiếm đóng, việc này cũng được Trung Quốc thực hiện với các rạn san hô, bãi đá của mình, tạo nên các thực thể vĩnh viễn trên biển Đông ngay cả khi Trung Quốc không giành quyền kiểm soát thêm thực thể nào trên thực chất, cho Trung Quốc lợi thế trong bất kỳ cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp hay bất kỳ xung đột nào có thể xảy ra trong tương lai. Chỉ ở khu vực biển Đông nơi Trung Quốc thực thi yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở, tính đến nay Trung Quốc đã xây dựng được 20 căn cứ ở Hoàng Sa, 7 căn cứ ở Trường Sa và đang kiểm soát bãi cạn Scarborough

Ngoài các biện pháp tăng cường kiểm soát biển theo cách áp đặt không chính thống, Trung Quốc cũng tiến hành ngoại giao quân sự, đàm phán với nhiều quốc gia khắp châu Phi, Trung Đông để đạt được các thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân. Hiện nay, khác với Mỹ vốn sở hữu hệ thống đồng minh và có thể dễ dàng truy cập vào các cảng biển khắp nơi trên thế giới, những nơi mà Trung Quốc có thể neo đậu bên ngoài khu vực biển Hoa Đông lại khá hạn chế, bao gồm Djibouti, Pakistan và có thể là các cảng ở Nga. Do vậy, việc Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh xây dựng các căn cứ hải quân nước ngoài là một điều tất nhiên và hiện tại khu vực Trung Quốc đang muốn nhắm đến là bờ Tây Đại Tây Dương, nơi đang diễn ra rất nhiều dự án thuộc sáng kiến BRI. Có những nguồn tin khẳng định rằng Trung Quốc đã ký kết thành công thỏa thuận xây dựng căn cứ ở Tanzania và một căn cứ khác ở Mũi Hảo Vọng. Việc Trung Quốc mở rộng phạm vi sang đến Đại Tây Dương có thể sẽ cho Trung Quốc một lợi thế đáng kể khi đối đầu với Mỹ nếu xung đột leo thang. 

  1. Xây dựng năng lực quốc phòng trong nhiều lĩnh vực

Kể từ khi tiếp quản, Tập Cận Bình tiến hành thúc đẩy xây dựng lực lượng quân đội và năng lực quốc phòng hùng mạnh như một phần của chính sách ngoại giao quyết đoán và chính sách thực dụng lẽ phải thuộc về kẻ mạnh trong các tranh chấp quan trọng và điểm nóng [Zhimin Lin (2019) Xi Jinping’s ‘Major Country Diplomacy’: The Impacts of China’s Growing Capacity, Journal of Contemporary China, 28:115, 31-46]. Chính quyền Tập Cận Bình hướng đến hai mục tiêu chính, bao gồm hiện đại hóa quân đội và tái cấu trúc quân đội hướng đến xây dựng một lực lượng linh hoạt, phản ứng nhanh và luôn sẵn sàng trong mọi tình huống với thời gian chuẩn bị tối thiểu nhất. 

Đầu tiên, Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc đại tu cấu trúc tổ chức của PLA, thành lập cấu trúc chỉ huy và kiểm soát nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, đồng thời thiết lập Hội đồng an ninh Quốc gia CNSC để tạo ra một lực lượng quân đội liên hợp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, tăng cường tối đa khả năng ứng phó trước các nguy cơ có thể xảy ra. Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 năm 2020, chính quyền Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu xây dựng PLA trở thành một lực lượng quân sự hoàn toàn hiện đại vào năm 2027, thời điểm đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày thành lập PLA. Theo Song Zhongping, nhà phân tích quân sự Hong Kong, tuyên bố này của Trung Quốc có thể được ngầm hiểu là đưa PLA trở thành lực lượng hiện đại hàng đầu thế giới, có thể sánh ngang với quân đội Mỹ.  Hiện nay, về số lượng, Trung Quốc đã vượt trội Mỹ với hơn 2,1 triệu quân thuộc PLA, gấp rưỡi con số 1,4 triệu quân của Mỹ. 

Thứ hai, Trung Quốc đặt mục tiêu năm 2035 sẽ hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa nền quân sự và năm 2049 sẽ trở thành cường quốc quân sự thế giới, sở hữu hệ thống vũ khí và các thiết bị công nghệ cao. Hiện nay Trung Quốc đang đầu tư gia tăng năng lực trong các nhóm chức năng quân sự C4ISTAR gồm có C4 (chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính), I (tình báo quân sự) và STAR (giám sát, thu thập thông tin về mục tiêu, và trinh sát) nhằm tạo sự tương tác trong tác chiến của các đơn vị quân sự, tăng cường khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin nhằm đưa ra các quyết định tối ưu nhất. 

Thứ ba, Trung Quốc đặt trọng tâm vào phát triển vũ khí quốc phòng như một mặt trận cạnh tranh. Phương pháp của Trung Quốc là đặt trọng tâm nhiều hơn vào chiến thuật và kế sách, tuy nhiên, họ cũng hiểu rằng sẽ không thể chiến thắng nếu không sở hữu sức mạnh cứng [Cimbala, Stephen J. “Chinese Military Modernization: Implications for Strategic Nuclear Arms Control.” Strategic Studies Quarterly, vol. 9, no. 2, 2015, pp. 11–18]. Hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu một số lượng xấp xỉ gần 6000 xe tăng, hơn 2500 máy bay chiến đấu, hơn 350 tàu, hơn 350 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ hai trên thế giới xét về năng lực quốc phòng

  1. Gia tăng sự phụ thuộc của an ninh thế giới vào Trung Quốc và xây dựng một hệ thống với Trung Quốc làm trung tâm

Mỹ vốn sở hữu một hệ thống các đồng minh khắp nơi nằm trong một trật tự do Mỹ đóng vai trò lãnh đạo. Để có cạnh tranh với Mỹ, đương nhiên Trung Quốc không thể đối đầu một mình mà cũng cần một hệ thống tương đương. Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, Tập Cận Bình nhìn nhận thế giới dưới góc nhìn là một cộng đồng chung vận mệnh với hợp tác an ninh là một trong 3 trụ cột chính, thể hiện mong muốn đẩy mạnh hợp tác an ninh, vượt qua các giới hạn về mặt lãnh thổ để hướng đến những lợi ích chung và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hợp tác an ninh (Cooperative security) có thể được xem là khái niệm mà Trung Quốc xây dựng để đối trọng với An ninh tập thể (Collective security) mà xây dựng trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ I. Tuy nhiên, trước những ý tưởng mà Trung Quốc đã đưa ra, nhìn chung chính quyền Tập Cận Bình chưa đạt được nhiều thành tụ trong hợp tác an ninh và chưa khẳng định được mình với vai trò một cường quốc an ninh mà những quốc gia khác có thể phụ thuộc vào. Tập Cận Bình đã nhìn nhận trụ cột này với sự quan trọng không kém trong chiến lược đối phó với Mỹ. Mặc dù chưa xây dựng các cơ chế của riêng mình, Trung Quốc đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bên cạnh đó lấy hợp tác song phương làm chủ đạo để tăng cường sự hiện diện. 

Đánh giá triển khai chính sách 

Nhìn chung về kinh tế, các chính sách của Trung Quốc có 3 định hướng chính là thúc đẩy đầu tư những khu vực thiếu sự hiện diện của Mỹ, phát triển những lĩnh vực công nghệ mới và tận dụng thị trường trong nước trước sức ép từ Mỹ và diễn biến phức tạp của bệnh dịch. Qua những phân tích và minh chứng trên thấy được những định hướng này có những đặc điểm chung như tận dụng kẽ hở trong chính sách phát triển và khu vực đầu tư kinh tế của Mỹ, tiên phong phát triển những ngành nghề lĩnh vực mới liên quan về công nghệ và sở hữu thông tin từ đó tránh tập trung hoàn toàn cạnh tranh trực tiếp ở lĩnh vực kinh tế truyền thống và các chính sách của Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau. Nhận xét về những triển vọng của các chính sách kinh tế tuần hoàn kép Trung Quốc Stephen Olsen, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation cho rằng chính sách này giúp Trung Quốc hạn chế nhất sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ song tối đa hóa sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc. Từ đó đứng trước những lệnh cấm thương mại về các mặt hàng công nghệ hay công nghiệp khác Trung Quốc có thể lợi thế riêng biệt để đáp trả. Sự trừng phạt thương mại vì thế sẽ gia tăng là hệ quả của chính sách này. Ngoài ra Trung Quốc liên tục đầu tư vào các khu vực châu Phi, châu Mỹ Latinh cũng như thông qua các sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng khiến sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc ngày một gia tăng. Đây là bước đi táo bạo của Trung Quốc vì cho tới hiện nay chưa có một quốc gia nào có thể đưa ra một gói hỗ trợ giá trị hơn của Trung Quốc. Tuy nhiên dưới góc nhìn của Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh và thành viên cấp cao tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua, chính sách kinh tế tuần hoàn kép có sự mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhưng vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Theo ông để yếu tố nội địa được phát huy khi người lao động nhận được nhiều tỷ trọng hơn trong tổng lượng sản phẩm họ sản xuất nhưng như vậy sẽ là suy yếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Còn về lĩnh vực phát triển công nghệ, Jiang Jiquan, người đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định con đường thúc đẩy theo hướng tự cung tự cấp nâng cao tính tự chủ về công nghệ của Trung Quốc và đây là điều cần thiết để đánh bại những nỗ lực của Mỹ nhằm cản trở sự phát triển khoa học và công nghệ của nước này. Thế nhưng sự thắt chặt của chính quyền Trung Quốc đối với doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sự đổi mới chưa chắc phù hợp với tư duy thử nghiệm sáng tạo và phi truyền thống trong lĩnh vực công nghệ. Theo Ryan Haas, chủ tịch chương trình đối ngoại tại Viện Brookings, sự ràng buộc và can thiệp nhiều của chính phủ là một trong các lý do một số bộ óc sáng tạo nhất của Trung Quốc, chẳng hạn như những người sáng lập dịch vụ hội nghị online Zoom và nhà sản xuất chip Nvidia, cùng với nhiều nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, đã chọn theo đuổi mục tiêu của họ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Đồng thời ông cũng nhận xét mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển tiên tiến về công nghệ càng đối nghịch thì nỗ lực đạt được khả năng tự cường về công nghệ càng kéo dài hơn. Bởi vì nếu không có khả năng tiếp cận kỹ thuật in thạch bản (lithography) trong quy trình sản xuất chất bán dẫn từ các nước thì Trung Quốc đã thiếu mất yếu tố đầu vào quan trọng để đạt được tham vọng công nghệ của mình. Cuối cùng Trung Quốc cũng cần xem xét lại sức thuyết phục trong con đường kinh tế mới của Trung Quốc đối với các khu vực biên giới như Tây Tạng, Tân Cương,..cũng như mức độ hiệu suất của nền kinh tế đang được đánh giá thấp, chưa tới ⅓ mức độ của các nước như Nhật Bản và Đức.

Về chính trị – ngoại giao, Trung Quốc đang thực thi một chính sách mạnh mẽ hơn, với tham vọng đưa Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong mối quan hệ với các quốc gia khác, thiết lập vị thế cường quốc. Mục tiêu trên đang được Trung Quốc thực hiện thông qua một loạt các nỗ lực đóng vai trò tích cực hơn trong các cơ chế đa phương sẵn có và các cơ chế đa phương mà Trung Quốc tự xây dựng, đồng thời đẩy mạnh quan hệ song phương thông qua các công cụ kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, một điểm mà chính sách ngoại giao Trung Quốc chưa làm tốt là chưa kể được câu chuyện của quốc gia ra bên ngoài, chưa quảng bá thành công hình ảnh của Trung Quốc và chưa khơi dậy được sự cộng hưởng về cảm xúc trong bạn bè quốc tế, theo Chu Yin, giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh. Việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc vẫn còn thiếu thuyết phục và cộng đồng quốc tế không có cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc không được một phần xuất phát từ việc trên thực tế Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách hung hăng, áp đặt như yêu sách trên biển Đông hay ngoại giao chiến lang. Cách tiếp cận cứng rắn này của Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ thay đổi trong thời gian tới, nhiều người Trung Quốc tin rằng thời gian 5 năm tới sẽ là một giai đoạn căng thẳng cho mối quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Mỹ. 

Các công cụ quốc phòng – an ninh đang được Trung Quốc triển khai triệt để bổ trợ cho chính sách ngoại giao chủ động, quyết đoán. Tham vọng của Trung Quốc là trở thành một cường quốc sở hữu năng lực quân sự hùng mạnh với phạm vi ảnh hưởng không kém Mỹ và xây dựng được một trật tự xoay quanh mình để đối trọng với hệ thống đồng minh của Mỹ. Với mục tiêu thứ nhất, từ khi tiếp quản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa đẩy mạnh phát triển hệ thống vũ khí tân tiến và cải tiến cơ sở vật chất để đáp ứng các yêu cầu quân sự, sẵn sàng cho chiến tranh, đồng thời tiến một cuộc cải cách nội bộ, tái cấu trúc hệ thống phân cấp của PLA. Các cải cách của Trung Quốc đã đạt được kết quả với những số liệu đáng chú ý, với số lượng quân sỹ, xe tăng, máy bay, tàu chiến hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Michael E. O’Hanlon, giám đốc nghiên cứu tại Brooking Institutions, đây chỉ là những con số hảo và không thể căn cứ vào đây để đánh giá năng lực hiện tại của Trung Quốc. Theo ông, mặc dù số sở hữu số lượng lớn, nhưng đội quân của Trung Quốc thiếu khả năng linh động và chưa đủ khả năng sẵn sàng ứng phó trong thời gian ngắn. Về chiến thuật mở rộng phạm vi ảnh hưởng, các biện pháp đơn phương áp đặt Trung Quốc đang sử dụng đã khiến quốc gia này nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, và bị Mỹ cùng đồng minh chỉ trích mạnh mẽ là đi ngược lại với các cam kết về sự trỗi dậy hòa bình và hành động như một cường quốc có trách nhiệm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Một điểm bất lợi khác là Trung Quốc chưa thành công trong việc xây dựng một hệ thống đống minh như Mỹ. Các mối quan hệ của Trung Quốc diễn ra chủ yếu qua kênh song phương và thông qua các hoạt động kinh tế, hợp tác quân sự vẫn còn nhiều hạn chế. Mỹ giữ vị thế thống trị về mặt hàng hải ngoài việc nhờ vào sức mạnh quân sự còn vì thống đồng minh và khả năng tiếp cận cảng biển khắp thế giới. Đây là điểm yếu mà Trung Quốc không có, thậm chí mối quan hệ và mức độ tin tưởng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng những năm gần đây đang càng xuống thấp do các hành động hung hăng của Trung Quốc. Theo tờ Nikkei Asian đánh giá, Trung Quốc có rất ít đồng minh, đối tác, nếu có thì các đối tác này cũng không đáng tin cậy, hoặc không có giá trị chiến lược quan trọng. 

Nhìn chung, các chính sách đối trọng với Mỹ của Trung Quốc đang được tích cực triển khai trên cả ba mặt trận. Mặt trận được triển khai thành công nhất là mặt trận kinh tế. Về mặt trận chính trị – ngoại giao và an ninh – quốc phòng, Trung Quốc sẽ cần nhiều nỗ lực để xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm như từng cam kết sau nếu Trung Quốc muốn tiếp tục cạnh tranh vị thế với Mỹ và nhận được sự công nhận của hệ thống.

_________________________

Chủ trương chính sách

Trung Quốc trước đây với giai đoạn “ẩn mình chờ thời” xem chính sách đối ngoại không phải là một ưu tiên hàng đầu mà thường được xếp sau các chính sách đối nội. Cho đến thời điểm của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cho thấy những bước chuyển biến rõ rệt, trở nên quyết đoán và cứng rắn hơn trong các mối quan hệ ngoại giao, trong các vấn đề toàn cầu có liên quan đến lợi ích của quốc gia này. Theo đó, chính sách ngoại giao không còn nằm ở vị trí thứ yếu trong các nghị trình quản trị đất nước.

Trung Quốc bắt đầu gây tiếng vang, thu hút sự chú ý của quốc tế trở lại sau việc tổ chức thành công Thế vận hội Olympic 2008. Thời điểm đó, quy mô và cách thức tổ chức của Trung Quốc đã phần nào phản ánh thế và lực của quốc gia này. Đây chính là cơ sở đầu tiên để Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại. Ở giai đoạn sau, dưới thời ông Tập Cận Bình, chính sách đối ngoại của Trung Quốc thường được gắn liền với khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”. “Giấc mộng” ở đây ý chỉ tham vọng phục hưng Trung Hoa vĩ đại sau 1 thế kỷ ô nhục, đưa quốc gia này phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng trước năm 2049 – kỷ niệm 100 năm lập quốc. Khái niệm này được chính thức đề cập trong bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 (2012). 

Tư duy ngoại giao của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặt tầm quan trọng đối với việc tăng cường lòng tin của người dân đối với các học thuyết, hệ thống, đường lối và giá trị riêng của người đứng đầu. Và như vậy “giấc mộng Trung Hoa” đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tư duy, định hướng của nhà lãnh đạo đất nước. Trước hết, về mặt đối nội, “giấc mộng Trung Hoa” có thể xem là ngọn cờ tập hợp lòng dân. Với đặc điểm vị trí địa lý rộng lớn, người dân Trung Quốc cũng chia thành nhiều tầng lớp với những mối quan tâm khác nhau. Việc tìm ra một ngọn cờ đủ hiệu quả để bao hàm được hết các mối quan tâm, lo lắng, động lực của nhiều tầng lớp xã hội là thách thức trước hết của chính quyền ông Tập trước khi muốn vươn ra quốc tế. Ở đây, “giấc mộng” là một khái niệm rộng và mở, bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng có thể hiểu, diễn giải giấc mơ này theo cách của họ và hiển nhiên “giấc mơ” của từng cá thể trong đó cũng sẽ được bao hàm trong giấc mộng của dân tộc Trung Hoa. Điều này đủ sức để thu hút với ngay cả những nhóm người không quan tâm, ít tiếp cận đến các vấn đề chính trị. Cũng như nhận định của học giả David Kerr trong China’s many dreams: Comparative perspectives on China’s search for national rejuvenation, ý niệm về giấc mơ Trung Hoa là một sự dàn xếp khéo léo giữa bản sắc tập thể và khát vọng cá nhân. Khái niệm này cho người dân Trung Quốc một ý chí và bản sắc tập thể được định hình bởi một lịch sử khó khăn của dân tộc, nhưng đồng thời nếu các cá nhân nhìn kỹ vào giấc mơ, họ vẫn có thể nhìn thấy mình trong đó. Điều này tạo nên sự khác biệt với các xã hội phương Tây, như Mỹ, vốn đề cao sự đa dạng, luôn nhấn mạnh, chú trọng vào các quyền tự do cá nhân hơn là một bản sắc chung tập thể.

Dưới bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Mỹ và một tư duy đối ngoại thay đổi với nhiệm kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình, để có thể cạnh tranh được vị thế siêu cường (có thể làm thay đổi trật tự nguyên trạng), Trung Quốc phải có những chính sách mang tính chiến lược lâu dài về mặt thời gian, toàn diện về mặt không gian và rộng khắp về mặt lĩnh vực. Chính vì vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều phạm vi không gian địa chiến lược và những chính sách có tính chất thực hiện nhiều bước với tầm nhìn xa. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn chúng ta lại nhận thấy ở nhiều lĩnh vực và “mặt trận”, Trung Quốc không lựa chọn cạnh tranh với Mỹ bằng con đường đối đầu trực diện. Cần phải hiểu sự cạnh tranh ở đây chính là cạnh tranh vị thế như một cuộc chiến lâu dài, chứ không phải đối đầu trên từng trận đánh trực tiếp. TQ nghiên cứu, lựa chọn những phạm vi Mỹ không phủ sóng, lĩnh vực Mỹ còn hạn chế hoặc không quan tâm, những không gian Mỹ đánh giá thấp về yếu tố địa chính trị v.v… để tạo ra con đường đi riêng, tránh đối đầu nhưng vẫn xây dựng được vị thế cạnh tranh với vai trò tiên phong.      

Triển khai chính sách

Lĩnh vực kinh tế:

Ngoài sự cạnh tranh trực tiếp khá rõ ràng như “Chiến tranh thương mại” với Mỹ, Trung Quốc còn có những chính sách kinh tế khác cạnh tranh với Mỹ vị trí cường quốc lãnh đạo toàn cầu. Các chính sách này chú trọng vào (1) Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào những khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ, (2) Tăng cường phát triển những lĩnh vực mới nhiều tiềm năng,  ít cạnh tranh với Mỹ từ đó làm chủ thị trường, (3) Áp dụng mô hình kinh tế mới nhằm giải quyết khó khăn của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu phục hồi hậu Covid-19

  1. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào những khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ

Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và hợp tác kinh tế với những quốc gia thuộc thế giới thứ ba nằm ở hai khu vực thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ, cụ thể là Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. 

Theo dữ liệu của Statista, trong giai đoạn 2014 – 2018, Trung Quốc chiếm 16% tổng lượng FDI đầu tư vào châu Phi, gấp đôi lượng FDI của Mỹ chỉ chiếm 8% và là nước đầu tư FDI nhiều nhất tại khu vực này. Dưới thời kỳ Tổng thống Trump dù Mỹ có đề ra rất nhiều dự án và chiến lược nhằm kết nối và thắt chặt mối quan hệ với châu Phi như Chiến lược Mỹ – Châu Phi và Châu Phi thịnh vượng được đề ra năm 2018 và năm 2019 song quá trình triển khai vẫn chưa đạt được kết quả cao, minh chứng qua việc năm 2019, Mỹ có tổng dự án đầu tư tại Châu Phi lớn nhất với 463 dự án, gần gấp đôi số lượng 286 dự án của Trung Quốc tuy nhiên chỉ tạo ra 62.004 việc làm và đầu tư 3,08 tỷ đô la, gần bằng ½ lượng việc làm và FDI của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Trump được nhận định rằng ít quan tâm tới châu Phi và những chiến lược kết nối với châu Phi đi từ hình thức đối phó và giành sức ảnh hưởng từ Trung Quốc thay vì chủ động từ lợi ích của Mỹ. Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc từ năm 2009 thay Mỹ trở thành bạn hàng quan trọng nhất của châu Phi. Hiện Trung Quốc đang tham gia vào dự án cơ sở hạ tầng ở 35 quốc gia châu Phi. Tập trung nhiều dự án sẽ được tìm thấy ở Angola, Nigeria và Sudan. 

Còn về khu vực châu Mỹ Latinh và các nước Caribe (LAC) , những chính sách về người nhập cư và đóng cửa biên giới của của chính quyền Trump đã ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực này. Trong giai đoạn sau năm 2012 trở đi, dòng FDI của Mỹ tới khu vực Mỹ Latinh có xu hướng giảm và tăng nhẹ xen kẽ các năm nhưng vẫn dừng ở mức trung bình 250 tỷ đô một năm, giảm hơn 12 tỷ đô so với mốc cao nhất năm 2012. Trong khi đó dòng FDI của Trung Quốc tại khu vực này vẫn thấp hơn Mỹ nhưng sau giai đoạn giảm năm 2016 – 2018 đã tăng nhẹ vào năm 2019 và LAC là khu vực đứng thứ nhì sau châu Á nhận vốn FDI từ Trung Quốc, chiếm 15% (số liệu năm 2018). Tại đây Trung Quốc cũng tập trung vào những dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2018, Trung Quốc đã đi vào quá trình thi công hơn 50% dự án xây dựng đã định từ năm 2002 với tổng là 150 dự án. Kể từ năm 2013, các công ty Trung Quốc đã theo đuổi hơn 20 dự án cầu đường ở Bolivia. Các công ty thực hiện các dự án này bao gồm các công ty xây dựng khổng lồ như Công ty Cầu cảng Trung Quốc (CHEC) và Công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc, cùng với tập đoàn dầu khí lớn Sinopec và Sinohydro của Trung Quốc, cũng chịu trách nhiệm xây dựng đập thủy điện ở nước này. CHEC cũng có nhiều dự án xây dựng tại hầu hết các nước Caribe. Công ty này đã xây dựng đường cao tốc Bắc Nam cho Jamaica cũng như cho nước này vay 700 triệu đô và hoàn trả bằng cách cho Trung Quốc thuê đất 2000 phòng khách sạn. Không những thế trong quá trình xây dựng Trung Quốc sử dụng 90% nhân công nội địa. CHEC được Jamaica nhận định là nhà thầu xây dựng quan trọng nhất trong lịch sử của nước này. Hay tập đoàn Yida Group của Trung Quốc đã mua 1600 acre diện tích đất tại Bắc Antigua để hình thành vùng đặc quyền kinh tế 20 năm với giá 60 triệu đô. Có thể thấy được Trung Quốc tập trung phát triển các dự án trên cơ sở không chỉ tăng cường lợi ích kinh tế quốc gia, mở rộng thị trường mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho các quốc gia tại khu vực LAC nâng cấp cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích cho chính quốc gia thừa hưởng. Qua đó các quốc gia Mỹ La Tinh và Caribe dù được Mỹ cảnh báo những nguy cơ nhưng vẫn đón nhận tích cực dòng vốn FDI của Trung Quốc. 

Sự xâm nhập của Trung Quốc vừa là sự tận dụng cơ hội từ việc vắng mặt của Mỹ trong khu vực và là một điều tất yếu vì những thị trường của Châu Phi và châu Mỹ Latinh và Caribe chưa bị bão hòa và có rất nhiều tiềm năng để khai thác mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia hợp tác cũng như Trung Quốc hoàn toàn đủ nguồn lực kinh tế – tài chính để tăng cường đầu tư cho khu vực. Ngoài ra các quốc gia tại châu Phi và châu Mỹ Latinh đang cần một nhà đầu tư để thầu khoán xây dựng công trình cơ sở hạ tầng để nâng cấp và phát triển quốc gia nên đã đón nhận những khoản đầu tư một cách tích cực. Qua đó ta nhận thấy qua con đường kinh tế Trung Quốc đã nhân rộng sức ảnh hưởng và sự thu hút của mình đến các quốc gia tại khu vực châu Phi và châu Mỹ Latinh, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển dễ bị các nước lớn khác thờ ơ.

  1. Tăng cường phát triển những lĩnh vực mới nhiều tiềm năng, ít cạnh tranh với Mỹ từ đó làm chủ thị trường

Ngoài đối đầu trực tiếp với Mỹ trong những lĩnh vực kinh tế truyền thống như tăng cường mối quan hệ thương mại song phương và đa phương, Trung Quốc đồng thời tìm kiếm những con đường phát triển mới mà chưa có dấu chân của Mỹ. Điển hình là Trung Quốc hiện tại vẫn đang là quốc gia tiên phong trong các lĩnh vực tài chính – công nghệ, công nghệ 5G, xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo,…. Đây là những lĩnh vực hoàn toàn mới được Trung Quốc đầu tư phát triển trong từ giai đoạn Tập Cận Bình nắm quyền vào năm 2012 và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định và khiến Mỹ phải xem xét chính sách nhằm đối phó với Trung Quốc trong những thị trường chưa khai thác này. 

Đầu tiên, Trung Quốc đã dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nhờ đó  nền tài chính TQ thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Trong khi Mỹ vẫn dùng tiền mặt, séc và thẻ nhựa để thanh toán thì từ lâu tiền mặt đã biến mất và thay vào là mã QR trên nền tảng điện thoại di động. Tập đoàn công nghệ Alipay Ant Group đạt trị giá 300 tỷ đô la và tập đoàn Tencent  đã đạt 800 tỷ đô la ngang bằng với tập đoàn JP Morgan Chase và Mastercard của Mỹ. Trong thời gian tới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tung đồng tiền điện tử với tên gọi DCEP. Người dùng DCEP sẽ không còn cần sử dụng đến tiền mặt hay mất phí giao dịch khi thực hiện những thanh toán quốc tế. Ngoài ra DCEP  kết hợp với hệ thống đánh giá tín dụng xã hội Trung Quốc sẽ hỗ trợ Nhà nước giám sát và quản lý chặt chẽ những giao dịch không minh bạch như tài trợ khủng bố hay hành vi tham nhũng vì khi hệ thống tổng hợp dữ liệu phát hiện giao dịch sẽ bị hủy và vô hiệu hóa. DCEP được đánh giá có thể thay thế hệ thống sử dụng đồng dollar Mỹ trong tương lai và đe dọa thay thế vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ có khả năng sở hữu tất cả thông tin giao dịch bằng đồng tiền điện tử DCEP và thực thi các biện pháp phòng ngừa những hoạt động mà Trung Quốc đánh giá là tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Vào năm 2022, tận dụng cơ hội đăng cai Olympic 2022 Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sử dụng đồng tiền điện tử DCEP và mở rộng đến đối tượng người dùng quốc tế. 

Thứ hai, dự án Vành đai – Con đường BRI của Trung Quốc đã tiên phong trong việc hỗ trợ năng lực và xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn cầu. Trong Đại hội XIX của Đảng, Tập Cận Bình đã tuyên bố về BRI như một sáng kiến vĩ đại của “kỷ nguyên mới”, hoàn toàn khác so với những kế sách “giấu mình chờ thời” đặc trưng của Bắc Kinh. Với tổng giá trị dự án lên tới 1000 tỷ đô,  tính đến cuối tháng 1 năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã ký 205 thỏa thuận hợp tác với 171 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác. Dựa theo bố cục không gian và “năm ưu tiên hợp tác”, Sáng kiến Vành đai và Con đường chính thức được mở rộng từ châu Á và châu Âu để châu Phi, Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương trong khuôn khổ chính sáu hành lang kinh tế, sáu mạng lưới kết nối, nhiều quốc gia và cảng ở khu vực khác nhau trên thế giới”. BRI tập trung triển khai những dự án đường sắt và cầu cảng. Trong đó nổi bật với dự án đường sắt như Tuyến đường sắt Trung Quốc đến Châu Âu đã kết nối 108 thành phố ở 16 quốc gia ở Châu Á và Châu Âu vào cuối năm 2018, hay Tuyến đường sắt dài 411 km nối Viêng Chăn và thị trấn Boten ở biên giới phía Bắc với Trung Quốc trong BRI với khoản chi phí khổng lồ 5,9 tỷ đô la Mỹ – hơn 1/3 GDP của Lào. Ngoài ra với chiến lược BRI Trung Quốc kết nối cảng biển dọc theo Ấn Độ Dương, từ Đông Nam Á đến tận Đông Phi mở rộng sang các nước Mỹ Latinh, hình thành một chuỗi các cảng biển có vị trí địa chiến lược tại các khu vực. Có thể kể đến như cảng nước sâu Sihanoukville tại Campuchia hay cảng nước sâu Kyaukphyu nằm trên Vịnh Bengal cùng với những cảng có quy mô nhỏ hơn như dự án cảng Gwadar ở Pakistan, dự án cảng Colombo ở Sri Lanka, dự án cảng Piraeus ở Hy Lạp. 

Đứng trước những sáng kiến và sự phát triển của Trung Quốc trong những lĩnh vực mới, những chính sách của Mỹ đề ra phạm nhược điểm là mang tính chất đối phó và phản ứng là chính thay vì chủ động đề ra và thực thi giải pháp phù hợp với năng lực quốc gia. Đơn cử như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (ITAN), Mạng lưới Điểm xanh (Blue Dot Network) và Công ty Phát triển Tài chính Quốc tế (IDFC) trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ định hướng trở thành một giải pháp thay thế BRI cho các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Song, số tiền 60 tỷ đô từ IDFC của Mỹ lại chiếm tỷ lệ thấp so với với số vốn từ lên tới 1000 tỷ đô của BRI. Hay Mỹ cũng có đồng tiền điện tử Libra nhưng không có gì nổi bật và môi trường thanh toán trong nước của Mỹ được đánh giá lạc hậu và cần được chính phủ và Cục dự trữ Liên bang cải thiện. So với với Trung Quốc về lĩnh vực thanh toán quốc tế và đồng tiền điện tử, Mỹ là người đi sau và cần phải học hỏi thêm. 

Nhờ việc tiên phong trong những lĩnh vực mới, Trung Quốc có được nhiều tiềm năng và không gian phát triển khi không phải đối đầu trực tiếp và tranh giành thị trường với Mỹ và các nước phát triển ở EU, có thể nói Trung Quốc nắm vị trí độc quyền trước khi các quốc gia khác đưa ra những chính sách ứng phó và thích ứng với sự thay đổi này. Việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực như viên thông, tài chính đã thúc đẩy lợi ích kinh tế của Trung Quốc cũng như tạo sức hấp dẫn mới cho Trung Quốc trong việc duy trì và thắt chặt mối quan hệ thương mại và ngoại giao với các quốc gia. Từ đó tiếp tục gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong quá trình đạt được Giấc mơ Trung Hoa. 

  1. Áp dụng mô hình kinh tế mới nhằm giải quyết khó khăn của Trung Quốc và đáp ứng nhu cầu phục hồi hậu Covid-19

Những chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc mà mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến như Australia, Nhật Bản hay Ấn Độ đã dần trở nên xấu đi trong thời kỳ đại dịch Covid-19 cũng như dưới tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch, các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn chưa thể phục hồi là những tác nhân khiến Trung Quốc cần thay đổi chiến lược kinh tế.  Theo dự thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 nhằm phát triển kinh tế và xã hội, Trung Quốc đề ra mô hình kinh tế Tuần hoàn kép nhằm thúc đẩy xây dựng thị trường nội địa và mô hình quốc gia thương mại một cách đồng bộ dựa trên lưu thông hàng hóa nội địa. Lưu thông quốc tế là trọng tâm của mô hình phát triển hướng vào xuất khẩu kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa từ chính sách của Đặng Tiểu Bình  năm 1978. Việc chuyển trọng tâm của mô hình phát triển của Trung Quốc sang thị trường nội địa không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới mà đã được theo đuổi trong 15 năm qua, mặc dù mục tiêu này chỉ đạt được trong những giới hạn nhất định. Với mô hình này thị trường nội địa và thị trường nước ngoài củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa là trụ cột nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong bối cảnh Covid-19 và những khó khăn trong mối quan hệ đã kể trên. Mô hình này sẽ là chìa khóa đưa nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch qua việc tận dụng chính thị trường nội địa rộng lớn nhiều tiềm năng và chưa bị khai thác

Ngoài ra đây cũng là cách Trung Quốc tạo cơ hội phát triển và bảo vệ các ngành công nghệ mới nổi trong nước. Cụ thể Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chiến lược mới nổi để chống lại việc mở rộng các hạn chế công nghệ của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc bằng cách thúc đẩy năng lực đổi mới của thị trường nội địa. Ý tưởng ở đây sẽ là xây dựng “10 cơ sở công nghiệp mới nổi chiến lược với tầm ảnh hưởng toàn cầu, 100 cụm công nghiệp mới nổi chiến lược có khả năng cạnh tranh quốc tế và 1.000 hệ sinh thái công nghiệp mới nổi chiến lược với những lợi thế riêng biệt’. Tám lĩnh vực được xác định để xúc tiến đầu tư bao gồm: Ứng dụng mạng 5G; phát triển công nghệ sinh học và vắc xin; sản xuất cao cấp như robot công nghiệp; vật liệu mới cho máy bay lớn và chế tạo chip; công nghệ năng lượng mới; công nghệ và thiết bị xanh; phương tiện thông minh và năng lượng mới; và các doanh nghiệp kỹ thuật số sáng tạo. Với chính sách nền kinh tế tuần hoàn kép, Trung Quốc vừa tạo điều kiện để các ngành công nghiệp này phát triển trong nước mà còn đảm bảo có thể xuất khẩu những sản phẩm của các ngành công nghiệp ra thế giới mà không bị cản trở phát triển bởi những hạn ngạch công nghệ mà Mỹ đề ra. 

Lĩnh vực chính trị – ngoại giao

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra hai phương châm thực hiện chính sách đối ngoại bao gồm: (1) xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của Trung Quốc và (2) phải bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Có thể thấy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 2012 cho đến nay luôn bám sát 2 phương châm này. 

(1) Xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi 

Trong phương châm thứ nhất, TQ chú trọng việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các quốc gia khác. Những chính sách đầu tư hào phóng ra nước ngoài thông qua hệ thống BRI hay gần đây nhất là hỗ trợ các quốc gia xây dựng mạng lưới 5G là cách Trung Quốc tận dụng sức mạnh kinh tế, tạo dựng, ràng buộc mối quan hệ với các quốc gia. Từ đây, Trung Quốc dần xây dựng một mạng lưới quan hệ lấy mình làm trung tâm, từng bước gây ảnh hưởng đến mạng lưới của Mỹ. Đáng nói, Trung Quốc khéo léo đưa đến những lợi ích thiết thực trước mắt cho nhóm các quốc gia đang hoặc kém phát triển (các quốc gia Châu Phi, một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào), giảm đi các điều kiện khắt khe trong các gói kinh tế hỗ trợ để nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ ràng buộc lợi ích. Trong khi Mỹ đang tập trung ở các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hay Trung Đông, Trung Quốc đã thành công gây dựng tầm ảnh hưởng, “mối quan hệ hài hòa” với Châu Phi, Đông Nam Á. Từ đó làm bàn đạp vươn ra những khu vực còn lại mà Mỹ vốn đang có sức ảnh hưởng. Nhằm bổ sung thêm cho “giấc mộng Trung Hoa” và phù hợp với chiến lược ngoại giao đa phương, Trung Quốc tiếp tục đưa ra khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh”. Khái niệm này đã sớm được sử dụng bởi ông Hồ Cẩm Đào nhưng lại để chỉ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan. Về sau, ông Tập Cận Bình đã sử dụng khái niệm này tại Diễn đàn Bác Ngao (2013) với hàm ý nhấn mạnh các quốc gia tham dự cần có sự phát triển chung. Trong đó, ông Tập đã sử dụng các cụm từ như “ngôi làng toàn cầu”, “nuôi dưỡng cảm giác về cộng đồng chung vận mệnh” để xây dựng bản sắc chung, đưa các quốc gia này về cùng một cộng đồng mà trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. 

Về mặt thực tiễn triển khai, Trung Quốc hướng đến hai phương thức chính:

  • Gia tăng sức ảnh hưởng so với Mỹ bằng việc tích cực thực hiện ngoại giao kinh tế  

Trung Quốc xây dựng mẫu hình kinh tế có lợi ích chung giữa các quốc gia với trung tâm là Trung Quốc. Hệ thống kinh tế này gián tiếp thay đổi hệ thống hiện tại. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc thể hiện tham vọng thay thế vị trí của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc đầu tư 40 tỷ USD để nhằm “ tăng cường kết nối và cải thiện hợp tác với láng giềng.” Là một phần của chiến lược BRI, khoản đầu tư đó nhằm gia tăng kết nối hàng hải và các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, gia công chế tạo và dịch vụ và  của các công ty Trung Quốc. Khoản đầu tư này cho phép Trung Quốc xích lại gần các quốc gia láng giềng hơn. Thêm vào đó, Trung Quốc đã thành lập AIIB. Dù đó là cơ chế hợp tác đa phương, nhưng Trung Quốc nắm quyền biểu quyết cao nhất với 26,06%, hoàn toàn có thể gây sức ép đến các quyết định cho vay. Gia tăng được quyền lực của Trung Quốc lên lĩnh vực tài chính [Angela Poh & Mingjiang Li (2017): A China in Transition: The Rhetoric and Substance of Chinese Foreign Policy under Xi Jinping, Asian Security]. Về khía cạnh địa kinh tế, AIIB là công cụ để thay đổi các quy tắc về quản trị tài chính quốc tế bằng cách sử dụng nguồn lực tài chính của Trung Quốc. Mỹ nói rằng các khoản vay của AIIB không chất lượng, tuy nhiên các quốc gia đồng minh của Mỹ vẫn gia nhập vào cơ chế này như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hàn Quốc. Có thể thấy, lợi thế Trung quốc ngày càng tăng lên khi sở hữu khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn hơn so với các quốc gia phương Tây. Những sáng kiến này là minh chứng cho sự thách thức trực tiếp Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Trung Quốc đã có thành công nhất định về nỗ lực định hình lại khu vực dưới sức ảnh hưởng của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Mỹ. Ngoài ra, tham vọng của Trung Quốc thể hiện rõ hơn khi đề xuất mong muốn gia nhập FTAAP nhằm thay thế Mỹ trong khu vực sau khi Donald Trump rút khỏi TPP.

  • Tăng cường vai trò trung tâm với chiến lược kết nối nhiều khu vực trên thế giới

Phương thức thực hiện kết nối của Trung Quốc thông qua các mạng lưới các mối quan hệ trong nhiều khu vực với nhau và Trung Quốc là trung tâm của các mạng lưới này. Chẳng hạn như BRI Trung Quốc thể hiện mong muốn và nỗ lực kết nối với châu Á và châu Âu để châu Phi, Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương, và điểm chung của các quốc gia trong dự án là hợp tác với Trung Quốc. Hay AIIB, Trung Quốc kết nối với châu Âu, châu Á và vẫn giữ quyền bỏ phiếu cao nhất. Hoặc mong muốn của một Cộng đồng chung vận mệnh, dù chưa thành công, nhưng thể hiện mong muốn hợp tác an ninh nhiều khu vực với Trung Quốc là trung tâm. Trung Quốc thực hiện liên kết nhưng không liên minh. Trung Quốc gia nhập và tổ chức các sáng kiến kết nối, nhưng không cố định quốc gia hay nhóm quốc gia cụ thể như cách vận hành của các chiến lược thuộc QUAD hay NATO của Mỹ. Qua đó, sức ảnh hưởng của Trung Quốc lan rộng từ các quốc gia đồng minh của Mỹ đến các quốc gia Mỹ không để tâm. Trung Quốc có thêm nhiều quyền biểu quyết hơn. Cho phép Trung quốc trở thành chủ thể có khả năng thiết lập luật chơi trong quan hệ quốc tế, vốn trước đây bị áp đảo bởi Mỹ và các quốc gia phương Tây. 

(2) Bảo vệ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc

Còn đối với phương châm thứ hai, các lợi ích cốt lõi được chính phủ nước này nêu rõ gồm 6 nội hàm: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hệ thống chính trị quốc gia và ổn định xã hội được thiết lập bởi Hiến pháp Trung Quốc, bảo đảm cơ bản và duy trì sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trên chính trường quốc tế là bảo vệ lợi ích được hình thành bởi bản sắc. Trước đây, điểm yếu của Trung Quốc trong ngoại giao là chưa định hình bản sắc ngoại giao cụ thể, nên hình ảnh của Trung Quốc được dựa trên góc nhìn của Mỹ và phương Tây về bản sắc Trung Quốc. Nhưng Tập Cận Bình đã nỗ lực trong định hình bản sắc của Trung Quốc thông qua ngoại giao [Lin, Z. (2018). Xi Jinping’s ‘Major Country Diplomacy’: The Impacts of China’s Growing Capacity. Journal Of Contemporary China, 28(115), 31-46]. Trung Quốc tăng cường ngoại giao đa phương thành nỗ lực ngoại giao cốt lõi. Từ 2014 đến 2017, Trung Quốc đã tổ chức 10 hội nghị thượng đỉnh hay sự kiện khu vực và quốc tế lớn ở Trung Quốc.  (Hội nghị về Tương tác và biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á, Thượng đỉnh APEC Bắc Kinh (11/2014), Diễu binh kỷ niệm chiến thắng (chiến tranh chống Nhật) lần thứ 70 (9/2015), Thượng đỉnh Trung Quốc – các Quốc gia Đông và Trung Âu lần thứ 4 (11/2015), Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải lần thứ 14 (12/2015), Lễ Khai mạc Ngân hàng Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á (1/2016), Hội nghị thượng đỉnh 6 quốc gia Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ nhất (3/2016), Thượng đỉnh G-20 2016 (9/2016), Diễn đàn Hợp tác Quốc tế BRI (5/2017), Thượng đỉnh BRICS 2017 (9/2017). Hành động ngoại giao này cho phép Trung Quốc chuyển dịch sự chú ý của quốc tế sang Trung Quốc khi nói về hợp tác đa phương. Đồng thời, tổ chức thành công các Hội nghị này đã giúp nâng cao hình ảnh Trung Quốc trên chính trường quốc tế, có khả năng lãnh đạo nhiều sáng kiến trong khu vực. Thông qua các Hội nghị, Trung Quốc có thể đề xuất các sáng kiến có lợi cho Trung Quốc nhất. Các sáng kiến có mức độ thông qua hay thành công khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nội dung của các đề xuất sẽ thể hiện được bản sắc Trung Quốc, cho phép Trung Quốc đứng trên chính trường quốc tế với một bản sắc riêng biệt. Khắc phục được điểm yếu ngoại giao trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn liên tục bị chỉ trích và gọi là “mối nguy” từ phương Tây và Mỹ. Dù đề cao việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các nước khác, chính sách đối ngoại Trung Quốc ưu tiên bảo vệ lợi ích của mình hơn. Chính phủ Trung Quốc có thể gây sức ép kinh tế hoặc công khai chỉ trích các nhà ngoại giao quốc tế. Nếu ở giai đoạn đầu Trung Quốc nỗ lực khẳng định “sự trỗi dậy hòa bình” thì trong những giai đoạn gần đây quốc gia này đẩy mạnh đường hướng “ngoại giao chiến lang”. Phương thức ngoại giao này nhấn mạnh sự quyết liệt, cứng rắn nhiều hơn của các nhà ngoại giao Trung Quốc trước các luồng ý kiến trái chiều đối với chính sách của quốc gia này. Mới đây nhất, tại thượng đỉnh Mỹ – Trung tổ chức ở Alaska, ông Dương Khiết Trì đã phản bác lại quan điểm của ông Blinken đối với các vấn đề Tân Cương, Đài Loan bằng bài nói dài 15 phút liên tục và thẳng thắn chỉ trích các giá trị dân chủ của Mỹ. Điều này phản ánh mức độ tự tin ngày càng cao của Trung Quốc trước Mỹ. Trước đó, vào năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã liên tiếp trục xuất các nhà báo thuộc 3 tờ báo lớn của Mỹ, yêu cầu các cơ quan báo chí Mỹ đang thường trú tại đây khai báo thông tin bằng văn bản về nhân viên, tình hình tài chính, hoạt động và bất động sản tại Trung Quốc. Đây là biện pháp trả đũa việc tờ WSJ đăng tải bài báo “China is the real sick man in Asia” (tạm dịch: Trung Quốc là kẻ ốm yếu thật sự của châu Á). 

Lĩnh vực An ninh – Quốc phòng:

Chính quyền Tập Cận Bình thúc đẩy nghị trình đối ngoại quyết đoán và chủ động hơn với nhiều một số thay đổi trong định hướng chiến lược an ninh – quốc phòng, có thể tổng hợp thành ba nội dung chính: (1) Tăng cường kiểm soát trên biển; (2) Xây dựng năng lực quốc phòng trong nhiều lĩnh vực; (3) Gia tăng sự phụ thuộc của an ninh thế giới vào Trung Quốc và xây dựng một hệ thống với Trung Quốc làm trung tâm

  1. Tăng cường kiểm soát trên biển

Theo lý thuyết của nhà sử học Alfred Thayer Mahan, quyền lực của một quốc gia có tương quan mật thiết với sự hiện diện trên biển của quốc gia đó. Để được công nhận là một cường quốc cần phải có khả năng kiểm soát được đại dương. Lý thuyết này đã được chứng minh bằng nhiều trường hợp khác nhau trong lịch sử, tiêu biểu là Đế quốc Anh. Cường quốc nguyên trạng là Mỹ hiện đang sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu với hơn 700 căn cứ hải quân nằm rải rác khắp 80 quốc gia trên thế giới. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên biển là điều kiện cần để Trung Quốc bước một chân vào cuộc đối đầu dài hơi với Mỹ. Việc sử dụng công cụ quân sự để hỗ trợ cho các mục đích chính trị là là điều nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc từng thực hiện trước đây. Tuy nhiên, điểm cần phải cảnh giác là những động thái của Tập Cận Bình đang thể hiện Trung Quốc do ông lãnh đạo sẽ là một Trung Quốc sẵn sàng dùng bất kỳ biện pháp nào quân sự nào, thậm chí là đơn phương ép buộc để đạt được lợi ích, bất chấp chỉ trích và rủi ro. Từ giai đoạn 2012 đến nay, các chiến lược mở rộng phạm vi kiểm soát trên biển của Trung Quốc nhìn chung đều mang tính chất hung hăng, đơn phương áp đặt các yêu sách nhưng được thực hiện một cách vô cùng tinh vi, tấn công cùng lúc trên nhiều mặt trận bổ sung cho mặt trận an ninh quốc phòng, khiến tình huống trên những vùng biển mà Trung Quốc muốn kiểm soát trở nên phức tạp trong những năm vừa qua, đặc là là ở khu vực Đông Á. 

Chiến lược biển của Trung Quốc có thể được gói gọn trong các đặc điểm sau: bắt đầu bằng những hành động xâm lấn nhỏ và không đủ leo thang, kéo dài thời gian, từ từ tịnh tiến để cuối cùng đạt được cục diện mong muốn. Để đạt được sự thay đổi chiến lược trên, chiến thuật vùng xám là chiến thuật đặc trưng Trung Quốc sử dụng trong nhiều năm qua đối với các quốc gia có năng lực yếu hơn để lách luật quốc tế, mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hóa các yêu sách đơn phương. Chiến thuật này là một kế hoạch hai bước, đầu tiên là biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp rồi sau đó sử dụng các lực lượng quân sự không thông thường để thực hiện các hành vi xâm lấn/âm thầm tiến hành đơn phương xây dựng các công trình trên vùng biển không thuộc chủ quyền của mình khiến các quốc gia láng giềng với năng lực quân sự yếu hơn khó có thể đưa ra các biện pháp đối phó. Đặc trưng của chiến thuật này là không để xung đột leo thang, không dùng vũ lực gây hậu quả nghiêm trọng, chính vì vậy khó để cộng đồng quốc tế có thể can thiệp từ bên ngoài hay nhờ đến sự xét xử tại tòa án quốc tế, nhưng đủ để bắt các nước tranh chấp nhỏ hơn phải khuất phục. Bổ sung cho chiến lược vùng xám là chiến lược cắt lát salami, mô tả cách Trung Quốc từ từ giành quyền kiểm soát ở từng khu vực nhỏ, những nơi mà quốc gia chủ quyền không sở hữu đủ năng lực để quản lý và có lực lượng tương đối, rồi theo thời gian biến trọn khu vực đó thành của mình. Chiến lược trên đã được Trung Quốc thực hiện thành công nhiều lần trong quá khứ với các đảo đá, bãi cạn ở khắp biển Đông. 

Với các thực thể chiếm đóng được, Trung Quốc nhanh chóng tiến hành bồi đắp, cải tạo đất quy mô lớn, tăng cường trang thiết bị quân sự trên các công trình quân sự, đẩy các quốc gia nhỏ hơn vào một tình thế không thể đảo ngược. Không chỉ với các thực thể chiếm đóng, việc này cũng được Trung Quốc thực hiện với các rạn san hô, bãi đá của mình, tạo nên các thực thể vĩnh viễn trên biển Đông ngay cả khi Trung Quốc không giành quyền kiểm soát thêm thực thể nào trên thực chất, cho Trung Quốc lợi thế trong bất kỳ cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp hay bất kỳ xung đột nào có thể xảy ra trong tương lai. Chỉ ở khu vực biển Đông nơi Trung Quốc thực thi yêu sách đường lưỡi bò không có cơ sở, tính đến nay Trung Quốc đã xây dựng được 20 căn cứ ở Hoàng Sa, 7 căn cứ ở Trường Sa và đang kiểm soát bãi cạn Scarborough

Ngoài các biện pháp tăng cường kiểm soát biển theo cách áp đặt không chính thống, Trung Quốc cũng tiến hành ngoại giao quân sự, đàm phán với nhiều quốc gia khắp châu Phi, Trung Đông để đạt được các thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân. Hiện nay, khác với Mỹ vốn sở hữu hệ thống đồng minh và có thể dễ dàng truy cập vào các cảng biển khắp nơi trên thế giới, những nơi mà Trung Quốc có thể neo đậu bên ngoài khu vực biển Hoa Đông lại khá hạn chế, bao gồm Djibouti, Pakistan và có thể là các cảng ở Nga. Do vậy, việc Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh xây dựng các căn cứ hải quân nước ngoài là một điều tất nhiên và hiện tại khu vực Trung Quốc đang muốn nhắm đến là bờ Tây Đại Tây Dương, nơi đang diễn ra rất nhiều dự án thuộc sáng kiến BRI. Có những nguồn tin khẳng định rằng Trung Quốc đã ký kết thành công thỏa thuận xây dựng căn cứ ở Tanzania và một căn cứ khác ở Mũi Hảo Vọng. Việc Trung Quốc mở rộng phạm vi sang đến Đại Tây Dương có thể sẽ cho Trung Quốc một lợi thế đáng kể khi đối đầu với Mỹ nếu xung đột leo thang. 

  1. Xây dựng năng lực quốc phòng trong nhiều lĩnh vực

Kể từ khi tiếp quản, Tập Cận Bình tiến hành thúc đẩy xây dựng lực lượng quân đội và năng lực quốc phòng hùng mạnh như một phần của chính sách ngoại giao quyết đoán và chính sách thực dụng lẽ phải thuộc về kẻ mạnh trong các tranh chấp quan trọng và điểm nóng [Zhimin Lin (2019) Xi Jinping’s ‘Major Country Diplomacy’: The Impacts of China’s Growing Capacity, Journal of Contemporary China, 28:115, 31-46]. Chính quyền Tập Cận Bình hướng đến hai mục tiêu chính, bao gồm hiện đại hóa quân đội và tái cấu trúc quân đội hướng đến xây dựng một lực lượng linh hoạt, phản ứng nhanh và luôn sẵn sàng trong mọi tình huống với thời gian chuẩn bị tối thiểu nhất. 

Đầu tiên, Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc đại tu cấu trúc tổ chức của PLA, thành lập cấu trúc chỉ huy và kiểm soát nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, đồng thời thiết lập Hội đồng an ninh Quốc gia CNSC để tạo ra một lực lượng quân đội liên hợp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, tăng cường tối đa khả năng ứng phó trước các nguy cơ có thể xảy ra. Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 năm 2020, chính quyền Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu xây dựng PLA trở thành một lực lượng quân sự hoàn toàn hiện đại vào năm 2027, thời điểm đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày thành lập PLA. Theo Song Zhongping, nhà phân tích quân sự Hong Kong, tuyên bố này của Trung Quốc có thể được ngầm hiểu là đưa PLA trở thành lực lượng hiện đại hàng đầu thế giới, có thể sánh ngang với quân đội Mỹ.  Hiện nay, về số lượng, Trung Quốc đã vượt trội Mỹ với hơn 2,1 triệu quân thuộc PLA, gấp rưỡi con số 1,4 triệu quân của Mỹ. 

Thứ hai, Trung Quốc đặt mục tiêu năm 2035 sẽ hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa nền quân sự và năm 2049 sẽ trở thành cường quốc quân sự thế giới, sở hữu hệ thống vũ khí và các thiết bị công nghệ cao. Hiện nay Trung Quốc đang đầu tư gia tăng năng lực trong các nhóm chức năng quân sự C4ISTAR gồm có C4 (chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính), I (tình báo quân sự) và STAR (giám sát, thu thập thông tin về mục tiêu, và trinh sát) nhằm tạo sự tương tác trong tác chiến của các đơn vị quân sự, tăng cường khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin nhằm đưa ra các quyết định tối ưu nhất. 

Thứ ba, Trung Quốc đặt trọng tâm vào phát triển vũ khí quốc phòng như một mặt trận cạnh tranh. Phương pháp của Trung Quốc là đặt trọng tâm nhiều hơn vào chiến thuật và kế sách, tuy nhiên, họ cũng hiểu rằng sẽ không thể chiến thắng nếu không sở hữu sức mạnh cứng [Cimbala, Stephen J. “Chinese Military Modernization: Implications for Strategic Nuclear Arms Control.” Strategic Studies Quarterly, vol. 9, no. 2, 2015, pp. 11–18]. Hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu một số lượng xấp xỉ gần 6000 xe tăng, hơn 2500 máy bay chiến đấu, hơn 350 tàu, hơn 350 đầu đạn hạt nhân, đứng thứ hai trên thế giới xét về năng lực quốc phòng

  1. Gia tăng sự phụ thuộc của an ninh thế giới vào Trung Quốc và xây dựng một hệ thống với Trung Quốc làm trung tâm

Mỹ vốn sở hữu một hệ thống các đồng minh khắp nơi nằm trong một trật tự do Mỹ đóng vai trò lãnh đạo. Để có cạnh tranh với Mỹ, đương nhiên Trung Quốc không thể đối đầu một mình mà cũng cần một hệ thống tương đương. Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, Tập Cận Bình nhìn nhận thế giới dưới góc nhìn là một cộng đồng chung vận mệnh với hợp tác an ninh là một trong 3 trụ cột chính, thể hiện mong muốn đẩy mạnh hợp tác an ninh, vượt qua các giới hạn về mặt lãnh thổ để hướng đến những lợi ích chung và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hợp tác an ninh (Cooperative security) có thể được xem là khái niệm mà Trung Quốc xây dựng để đối trọng với An ninh tập thể (Collective security) mà xây dựng trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ I. Tuy nhiên, trước những ý tưởng mà Trung Quốc đã đưa ra, nhìn chung chính quyền Tập Cận Bình chưa đạt được nhiều thành tụ trong hợp tác an ninh và chưa khẳng định được mình với vai trò một cường quốc an ninh mà những quốc gia khác có thể phụ thuộc vào. Tập Cận Bình đã nhìn nhận trụ cột này với sự quan trọng không kém trong chiến lược đối phó với Mỹ. Mặc dù chưa xây dựng các cơ chế của riêng mình, Trung Quốc đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bên cạnh đó lấy hợp tác song phương làm chủ đạo để tăng cường sự hiện diện. 

Đánh giá triển khai chính sách 

Nhìn chung về kinh tế, các chính sách của Trung Quốc có 3 định hướng chính là thúc đẩy đầu tư những khu vực thiếu sự hiện diện của Mỹ, phát triển những lĩnh vực công nghệ mới và tận dụng thị trường trong nước trước sức ép từ Mỹ và diễn biến phức tạp của bệnh dịch. Qua những phân tích và minh chứng trên thấy được những định hướng này có những đặc điểm chung như tận dụng kẽ hở trong chính sách phát triển và khu vực đầu tư kinh tế của Mỹ, tiên phong phát triển những ngành nghề lĩnh vực mới liên quan về công nghệ và sở hữu thông tin từ đó tránh tập trung hoàn toàn cạnh tranh trực tiếp ở lĩnh vực kinh tế truyền thống và các chính sách của Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau. Nhận xét về những triển vọng của các chính sách kinh tế tuần hoàn kép Trung Quốc Stephen Olsen, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation cho rằng chính sách này giúp Trung Quốc hạn chế nhất sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ song tối đa hóa sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc. Từ đó đứng trước những lệnh cấm thương mại về các mặt hàng công nghệ hay công nghiệp khác Trung Quốc có thể lợi thế riêng biệt để đáp trả. Sự trừng phạt thương mại vì thế sẽ gia tăng là hệ quả của chính sách này. Ngoài ra Trung Quốc liên tục đầu tư vào các khu vực châu Phi, châu Mỹ Latinh cũng như thông qua các sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng khiến sự phụ thuộc của thế giới vào Trung Quốc ngày một gia tăng. Đây là bước đi táo bạo của Trung Quốc vì cho tới hiện nay chưa có một quốc gia nào có thể đưa ra một gói hỗ trợ giá trị hơn của Trung Quốc. Tuy nhiên dưới góc nhìn của Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh và thành viên cấp cao tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua, chính sách kinh tế tuần hoàn kép có sự mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhưng vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Theo ông để yếu tố nội địa được phát huy khi người lao động nhận được nhiều tỷ trọng hơn trong tổng lượng sản phẩm họ sản xuất nhưng như vậy sẽ là suy yếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Còn về lĩnh vực phát triển công nghệ, Jiang Jiquan, người đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định con đường thúc đẩy theo hướng tự cung tự cấp nâng cao tính tự chủ về công nghệ của Trung Quốc và đây là điều cần thiết để đánh bại những nỗ lực của Mỹ nhằm cản trở sự phát triển khoa học và công nghệ của nước này. Thế nhưng sự thắt chặt của chính quyền Trung Quốc đối với doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sự đổi mới chưa chắc phù hợp với tư duy thử nghiệm sáng tạo và phi truyền thống trong lĩnh vực công nghệ. Theo Ryan Haas, chủ tịch chương trình đối ngoại tại Viện Brookings, sự ràng buộc và can thiệp nhiều của chính phủ là một trong các lý do một số bộ óc sáng tạo nhất của Trung Quốc, chẳng hạn như những người sáng lập dịch vụ hội nghị online Zoom và nhà sản xuất chip Nvidia, cùng với nhiều nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, đã chọn theo đuổi mục tiêu của họ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Đồng thời ông cũng nhận xét mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển tiên tiến về công nghệ càng đối nghịch thì nỗ lực đạt được khả năng tự cường về công nghệ càng kéo dài hơn. Bởi vì nếu không có khả năng tiếp cận kỹ thuật in thạch bản (lithography) trong quy trình sản xuất chất bán dẫn từ các nước thì Trung Quốc đã thiếu mất yếu tố đầu vào quan trọng để đạt được tham vọng công nghệ của mình. Cuối cùng Trung Quốc cũng cần xem xét lại sức thuyết phục trong con đường kinh tế mới của Trung Quốc đối với các khu vực biên giới như Tây Tạng, Tân Cương,..cũng như mức độ hiệu suất của nền kinh tế đang được đánh giá thấp, chưa tới ⅓ mức độ của các nước như Nhật Bản và Đức.

Về chính trị – ngoại giao, Trung Quốc đang thực thi một chính sách mạnh mẽ hơn, với tham vọng đưa Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong mối quan hệ với các quốc gia khác, thiết lập vị thế cường quốc. Mục tiêu trên đang được Trung Quốc thực hiện thông qua một loạt các nỗ lực đóng vai trò tích cực hơn trong các cơ chế đa phương sẵn có và các cơ chế đa phương mà Trung Quốc tự xây dựng, đồng thời đẩy mạnh quan hệ song phương thông qua các công cụ kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, một điểm mà chính sách ngoại giao Trung Quốc chưa làm tốt là chưa kể được câu chuyện của quốc gia ra bên ngoài, chưa quảng bá thành công hình ảnh của Trung Quốc và chưa khơi dậy được sự cộng hưởng về cảm xúc trong bạn bè quốc tế, theo Chu Yin, giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh. Việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc vẫn còn thiếu thuyết phục và cộng đồng quốc tế không có cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc không được một phần xuất phát từ việc trên thực tế Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách hung hăng, áp đặt như yêu sách trên biển Đông hay ngoại giao chiến lang. Cách tiếp cận cứng rắn này của Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ thay đổi trong thời gian tới, nhiều người Trung Quốc tin rằng thời gian 5 năm tới sẽ là một giai đoạn căng thẳng cho mối quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Mỹ. 

Các công cụ quốc phòng – an ninh đang được Trung Quốc triển khai triệt để bổ trợ cho chính sách ngoại giao chủ động, quyết đoán. Tham vọng của Trung Quốc là trở thành một cường quốc sở hữu năng lực quân sự hùng mạnh với phạm vi ảnh hưởng không kém Mỹ và xây dựng được một trật tự xoay quanh mình để đối trọng với hệ thống đồng minh của Mỹ. Với mục tiêu thứ nhất, từ khi tiếp quản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa đẩy mạnh phát triển hệ thống vũ khí tân tiến và cải tiến cơ sở vật chất để đáp ứng các yêu cầu quân sự, sẵn sàng cho chiến tranh, đồng thời tiến một cuộc cải cách nội bộ, tái cấu trúc hệ thống phân cấp của PLA. Các cải cách của Trung Quốc đã đạt được kết quả với những số liệu đáng chú ý, với số lượng quân sỹ, xe tăng, máy bay, tàu chiến hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Michael E. O’Hanlon, giám đốc nghiên cứu tại Brooking Institutions, đây chỉ là những con số hảo và không thể căn cứ vào đây để đánh giá năng lực hiện tại của Trung Quốc. Theo ông, mặc dù số sở hữu số lượng lớn, nhưng đội quân của Trung Quốc thiếu khả năng linh động và chưa đủ khả năng sẵn sàng ứng phó trong thời gian ngắn. Về chiến thuật mở rộng phạm vi ảnh hưởng, các biện pháp đơn phương áp đặt Trung Quốc đang sử dụng đã khiến quốc gia này nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, và bị Mỹ cùng đồng minh chỉ trích mạnh mẽ là đi ngược lại với các cam kết về sự trỗi dậy hòa bình và hành động như một cường quốc có trách nhiệm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Một điểm bất lợi khác là Trung Quốc chưa thành công trong việc xây dựng một hệ thống đống minh như Mỹ. Các mối quan hệ của Trung Quốc diễn ra chủ yếu qua kênh song phương và thông qua các hoạt động kinh tế, hợp tác quân sự vẫn còn nhiều hạn chế. Mỹ giữ vị thế thống trị về mặt hàng hải ngoài việc nhờ vào sức mạnh quân sự còn vì thống đồng minh và khả năng tiếp cận cảng biển khắp thế giới. Đây là điểm yếu mà Trung Quốc không có, thậm chí mối quan hệ và mức độ tin tưởng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng những năm gần đây đang càng xuống thấp do các hành động hung hăng của Trung Quốc. Theo tờ Nikkei Asian đánh giá, Trung Quốc có rất ít đồng minh, đối tác, nếu có thì các đối tác này cũng không đáng tin cậy, hoặc không có giá trị chiến lược quan trọng. 

Kết luận

Nhìn chung, các chính sách đối trọng với Mỹ của Trung Quốc đang được tích cực triển khai trên cả ba mặt trận. Mặt trận được triển khai thành công nhất là mặt trận kinh tế. Về mặt trận chính trị – ngoại giao và an ninh – quốc phòng, Trung Quốc sẽ cần nhiều nỗ lực để xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm như từng cam kết sau nếu Trung Quốc muốn tiếp tục cạnh tranh vị thế với Mỹ và nhận được sự công nhận của hệ thống.

_________________________

IR Analytica

Các bài viết liên quan:

2 comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *