Ngoại giao pháo hạm (Gunboat Diplomacy)

Thuật ngữ “Ngoại giao pháo hạm” lần đầu đề cập trong loạt các tác phẩm lý luận của James Cable vào nửa cuối thế kỷ 20. Ông đã định nghĩa ngoại giao pháo hạm là “việc sử dụng hải quân của một quốc gia đơn thuần chỉ để đe dọa nhằm đạt được lợi thế trong tình huống tranh chấp quốc tế, hay chống lại một công dân nước ngoài trong chủ quyền của một nước khác…” Về sau, khái niệm trên đã phát triển thành bốn tính chất chính: tính dứt khoát, tính chủ đích, tính xúc tác và tính biểu hiện. 

Hiện nay, thuật ngữ “ngoại giao pháo hạm” đã mở rộng về nội hàm và được sử dụng như phương tiện của chủ nghĩa bá quyền. Điển hình, trong sự kiện Khủng hoảng eo biển Đài Loan (1995-1996), chính quyền Tổng thống Mỹ Clinton đã cử hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Independence của tới gần eo biển Đài Loan nhằm răn đe Trung Quốc. Động thái trên góp phần khiến Trung Quốc nhượng bộ, chấm dứt các vụ thử tên lửa và ngừng đe dọa các đồng minh của Mỹ trong khu vực.


Tài liệu tham khảo:

  1. Cable, James. “Gunboat Diplomacy: Political Applications of Limited Naval Force” Chatto and Windus for the Institute for Strategic Studies, 1971, p. 10.
  2. J. Cable, Gunboat diplomacy, 1919–1991: political applications of limited naval force (third edition), Basingstoke: Macmillan/IISS, 1994, p. 14.

1 comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *