Thuyết Hòa bình Dân chủ (Democratic Peace Theory)

Thuyết Hòa bình Dân chủ xuất hiện vào thế kỷ 18 với các tác phẩm của triết gia Immanuel Kant. Ông lập luận rằng các quốc gia dân chủ đề cao quyền cá nhân và quyền ra quyết định có sự tham gia đóng góp ý kiến từ đại chúng nên sẽ ít có xu hướng gây chiến với nhau. Vào cuối thế kỷ 18 và 19, Mỹ được xem như một ví dụ điển hình cho lý thuyết khi đã tránh được những cuộc xung đột lớn với các nền dân chủ khác trong giai đoạn này. Vào thế kỷ 20, các học giả như R.J. Rummel và Michael Doyle đã phát triển các ý tưởng của Kant và áp dụng vào bối cảnh đương đại. Họ quan sát thấy rằng kể từ khi kết thúc Thế chiến II đã có sự sụt giảm đáng kể trong các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia dân chủ.

Giả thuyết cốt lõi của Lý thuyết Hòa bình Dân chủ là các nền dân chủ ít có khả năng gây chiến với nhau. Điều này được quy cho các yếu tố như trách nhiệm giải trình trong nước, áp lực dư luận và cân bằng thể chế trong các hệ thống dân chủ. Theo thời gian, các học giả đã tranh luận về lý thuyết này để đưa ra các phản biện và phê bình. Một số người lập luận rằng các yếu tố như sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các giá trị chung hoặc sự thiếu vắng xung đột lớn giữa các nền dân chủ có khả năng mang lại hòa bình hơn là bản thân nền dân chủ. Cùng với các cuộc tranh luận này, Lý thuyết Hòa bình Dân chủ đã được mở rộng ra ngoài phạm vi chiến tranh giữa các quốc gia để có thể bao gồm các khía cạnh khác của việc ngăn ngừa xung đột, chẳng hạn như  vai trò của các tổ chức quốc tế cùng các nỗ lực xây dựng hòa bình trong giai đoạn sau này. Học thuyết này thường gắn liền với Chủ nghĩa Tự do (liberalism) trong quan hệ quốc tế.

IR Analytica

Tài liệu tham khảo:

  1. Farnham, B. (2003). The Theory of Democratic Peace and Threat Perception. International Studies Quarterly, 47(3), 395–415. 
  2. Ripsman, N. M. (2007). Peacemaking and Democratic Peace Theory: Public Opinion as an Obstacle to Peace in Post-Conflict Situations. Democracy and Security, 3(1), 89–114.
  3. Hobson, C. (2011). Towards a Critical Theory of Democratic Peace. Review of International Studies, 37(4), 1903–1922.
  4. Placek, K. (2012). The Democratic Peace Theory. E-International Relations. https://www.e-ir.info/2012/02/18/the-democratic-peace-theory/Oren, I. (2016). democratic peace. Encyclopedia
  5. Britannica. https://www.britannica.com/topic/democratic-peace

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *