Vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia được quy định là một khu vực bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, mở rộng ra biển với khoảng cách không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia đó.
Theo điều 56 của Công ước này, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền nhằm mục đích thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng nước bao gồm bề mặt nước, đáy biển và lòng đất; các hoạt động khai thác và thăm dò kinh tế của khu vực, chẳng hạn như sản xuất năng lượng từ nước, dòng chảy và gió. Ngoài ra, quốc gia còn sở hữu quyền tài phán được quy định trong điều khoản của Công ước liên quan đến việc thiết lập và sử dụng các đảo nhân tạo, các thực thể, công trình, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Khi các vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo lên nhau, nghĩa là các đường cơ sở ven biển của quốc gia cách nhau ít hơn 400 hải lý, việc phân định vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa giữa các quốc gia được thực hiện bằng con đường thỏa thuận phù hợp với luật pháp quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế.