Đàm phán (Negotiation)

Đàm phán là quá trình các chủ thể tương tác với nhau để đạt được những thỏa thuận chung. Việc tham gia vào quá trình đàm phán là sự thừa nhận ngầm của các bên rằng lợi ích của họ là bổ sung cho nhau. Đàm phán thường được thực hiện với các mục tiêu: (1) gia hạn một thỏa thuận đã có hiệu lực, (2) bình thường hóa mối quan hệ, (3) thỏa thuận đồng ý thay đổi một hiện trạng cụ thể (chẳng hạn như dàn xếp xung đột), (4) thỏa thuận nhằm thành lập các chủ thể mới, (5) thiết lập một nhận thức rõ ràng hơn về mục tiêu và vị trí của nhau trong mối quan hệ (Ikle, 1964). Đàm phán vì mục tiêu thứ năm được gọi là đàm phán vì “lợi ích phụ”. Đàm phán vì “lợi ích phụ” có thể là một phần trong quá trình đàm phán để đạt được bốn mục tiêu còn lại. Đàm phán chính thức bắt đầu với tuyên bố của các bên. Khi các chủ thể thực hiện đàm phán nắm được các điều khoản mà các bên đưa ra, họ sẽ lựa chọn một trong ba điều sau: chấp nhận thỏa thuận theo các điều khoản có sẵn, cố gắng cải thiện các điều khoản có sẵn hoặc ngừng đàm phán vì tất cả yêu cầu mà các bên đưa ra đều không được chấp nhận. Đàm phán có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: đàm phán song phương, đàm phán đa phương, đàm phán công khai, đàm phán bí mật,…


Tài liệu tham khảo:

Evans, G., & Newnham, J. (1998, January 1). The Penguin Dictionary of International Relations. Penguin Group. 

Iklé, F. C. (1976). How Nations Negotiate. New York: Harper & Row. https://ci.nii.ac.jp/ncid/BA40989671

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *