Thiết quân luật là biện pháp quân đội nắm quyền kiểm soát một khu vực (hoặc cả quốc gia), tạm thời thay thế chính quyền dân sự để duy trì trật tự, an ninh.
Mặc dù đã được tuyên bố sử dụng nhiều lần trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ quốc tế, tuy nhiên khái niệm thiết quân luật vẫn thường được miêu tả là một cơ chế pháp lý khá mơ hồ. Các nghiên cứu học thuật về thiết quân luật ở Anh đã có từ thời Sir Matthew Hale (1628) và miêu tả thiết quân luật chỉ là một thỏa thuận ngầm, một sự dung túng cho phép điều đó xảy ra thay vì là một cơ chế pháp lý cụ thể.
Thiết quân luật là một biện pháp đặc biệt, thường được áp dụng trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, cách thức áp dụng và hệ quả của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị. Một số nhận định liên quan đến thiết quân luật chỉ ra rằng việc này nên được sử dụng hạn chế và chỉ trong trường hợp cần thiết, đồng thời phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan lập pháp và tư pháp. Ngoài ra, thiết quân luật có thể dẫn đến lạm dụng quyền lực và đàn áp nhân quyền. Việc áp dụng thiết quân luật cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh làm trầm trọng thêm tình hình chính trị. Trong mọi trường hợp, việc bảo vệ quyền con người và tuân thủ các nguyên tắc dân chủ là điều tối quan trọng.
Về cơ bản, về mặt ngôn ngữ “Thiết quân luật” được gọi tên là “Luật”. Tuy nhiên, lịch sử phản ánh sự thật rằng đây là một công cụ chính trị chủ yếu được thực hiện bởi nhánh hành pháp chứ không phải nhánh lập pháp. Chính vì vậy, có thể nói Thiết quân luật về kỹ thuật không phải là luật.
Tài liệu tham khảo:
- Marcos, F., & Erim, N. (2024, December 3). Martial Law. Britannica. https://www.britannica.com/topic/martial-law.
- Roos, D. (2024, December 4). 5 Times That Martial Law Was Declared. History. https://www.history.com/news/martial-law-events
- Vaia Editorial Team. (n.d.). Martial Law. Vaia. https://www.vaia.com/en-us/explanations/law/uk-legal-system/martial-law/