Thuật ngữ Phụ thuộc lẫn nhau đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nhưng đến tận những năm 70, cụm từ này mới trở nên phổ biến trong các nghiên cứu về quan hệ quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, thuật ngữ Phụ thuộc lẫn nhau là tình trạng các chủ thể khi tham gia quan hệ với nhau để tìm kiếm lợi ích sẽ bị ảnh hưởng bởi hành vi và chính sách của các bên. Hai đặc điểm tiêu biểu nhất của sự phụ thuộc lẫn nhau là tính nhạy cảm (sensitivity interdependence) và tính dễ bị tổn thương (vulnerability interdependence). Ngoài ra, mức độ chịu ảnh hưởng của các bên trên lý thuyết cũng được thể hiện thông qua tính đối xứng. Tuy nhiên, trong thực tế, sự phụ thuộc lẫn nhau có xu hướng không cân bằng, tức bất đối xứng. Nói cách khác, một bên tham gia quan hệ sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn hoặc nhận lợi ích lớn hơn so với các bên còn lại.
Tài liệu tham khảo:
- Baldwin, D. A. (1980). Interdependence and power: A conceptual analysis. International Organization, 34(4), 471–506. https://www.jstor.org/stable/2706510
- Mcmillan, S. M. (1997). Interdependence and Conflict. Mershon International Studies Review, 41, 33–58.
- Zurn, M. Chapter 12: From Interdependence to Globalization. Carlsnaes, W., Risse, T., & Simmons, B. (Eds.). (n.d.). Handbook of International Relations. SAGE Publications.
- Keohane, Robert, and Joseph Nye. 2012. Power and Interdependence. 4th Edition. Longman.
- McMillan Alistair, McLean Iain, Brown Garrett W. 2018. The Concise Oxford Dictionary of Politics and International Relations. Angewandte Chemie International Edition, 6(11), 951–952. 4th ed. Oxford University Press.
- Coate, Roger A., Jeffrey A. Griffin, and Steven Elliott-Gower. 2015. Interdependence in International Organization and Global Governance. Oxford Research Encyclopedia of International Studies, December.