Thuật ngữ bắt nguồn từ bối cảnh xã hội của Cuộc cách mạng tư sản Pháp khi tại Hội nghị ba đẳng cấp vào năm 1789, thường dân có vị trí ngồi bên trái còn quý tộc lại có vị trí danh dự ở bên phải nhà vua. Từ đó, cánh tả được dùng để đại diện cho các tư tưởng dân chủ của quần chúng nhân dân trong khi cánh hữu thường để chỉ những tư tưởng đề cao sự ổn định, trật tự và các giá trị truyền thống cũng như quyền lực trung ương. Cả 2 khái niệm này cũng đã ít nhiều có sự thay đổi qua thời gian theo tình hình chính trị thế giới. Dù vậy, trong hệ thống chính trị hiện đại, 2 khái niệm vẫn giữ một số đặc điểm chung như bắt nguồn của chúng.
Trong thời đại hiện nay, 2 xu hướng chính trị vẫn có sự phân định tương đối rõ rệt với cánh tả thực thi chủ nghĩa bình đẳng (egalitarianism), ủng hộ cho tầng lớp lao động cũng như ủng hộ các phong trào dân quyền, nữ quyền hay các vấn đề môi trường trong khi cánh hữu thường gắn liền với những nhóm chính trị bảo thủ và những hệ tư tưởng như chủ nghĩa bảo thủ (conservatism) và chủ nghĩa phát xít (fascism). Ngoài ra, trong một số quốc gia, phe cánh hữu có thể mang ý nghĩa gây tranh cãi khi liên hệ đến các phong trào cực hữu (far-right movements), điển hình như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoặc chủ nghĩa dân túy chống nhập cư. Một ví dụ điển hình cho sự đối lập của 2 quan điểm chính trị này là Đảng Dân chủ (đại diện cho cánh tả) và Đảng Cộng hòa (đại diện cho cánh hữu) trong hệ thống chính trị Mỹ.
Tài liệu tham khảo:
- Berkowitz, Peter (2007). “The Liberal Spirit in America and Its Paradoxes”. In Jumonville, Neil; Mattson, Kevin (eds.). Liberalism for a New Century. University of California Press. p. 14.
- Heywood, A. (2017). Political ideologies: An introduction. London, UK: Palgrave Macmillan.
- Lukes, Steven. ‘Epilogue: The Grand Dichotomy of the Twentieth Century’: concluding chapter to T. Ball and R. Bellamy (eds.). (2003). The Cambridge History of Twentieth-Century Political Thought. Cambridge University Press.
- McMillan Alistair, McLean Iain, B. G. W. (2018). The Concise Oxford Dictionary of Politics and International Relations. In Angewandte Chemie International Edition, 6(11), 951–952. (4th ed.). Oxford University Press.
- Mudde, C. (2007). Populist radical right parties in Europe. Cambridge, UK: Cambridge University Press.