Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

Can thiệp nhân đạo đề cập đến việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực xuyên biên giới nhằm ngăn chặn hoặc chấm dứt những hành động vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người trên diện rộng. Hành động này thường diễn ra ở các quốc gia không sẵn sàng hoặc không có khả năng bảo vệ người dân của mình. Thêm vào đó, việc can thiệp nhân đạo cũng không thông qua cộng đồng quốc tế và không có sự cho phép của chính phủ nước sở tại. Phạm vi can thiệp nhân đạo có thể bao gồm một quốc gia hay một nhóm nhiều quốc gia trên lãnh thổ của một quốc gia khác. 

Can thiệp nhân đạo hiện vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ quốc tế vì nó đề cập trực tiếp đến nguyên tắc chủ quyền quốc gia và các chuẩn mực quốc tế liên quan đến quyền con người và việc sử dụng vũ lực. Nhiều cuộc tranh luận về chủ đề can thiệp nhân đạo tập trung vào tính hợp pháp và đạo đức của việc sử dụng lực lượng quân sự để ứng phó với các vi phạm nhân quyền hay khi nào nên can thiệp, ai nên can thiệp và tính hiệu quả của nó. Một mặt, can thiệp nhân đạo là hành động cấp thiết để bảo vệ quyền con người trong các “thảm họa nhân đạo” nhưng đồng thời can thiệp nhân đạo cũng có thể bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ ý đồ riêng của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dùng vũ lực để can thiệp vào nội bộ một quốc gia khác đã làm tổn hại đến nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của các quốc gia khác” của Liên Hợp Quốc.


Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn, H. (2014, December 19). Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention). Nghiên cứu quốc tế. Retrieved April 12, 2024, from https://nghiencuuquocte.org/2014/12/19/can-thiep-nhan-dao/ 
  2. Bell, D. (2023, December 14). Humanitarian intervention. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/topic/humanitarian-intervention 
  3. The use of force in international law: 3.1 What is humanitarian intervention?. OpenLearn – The Open University. https://www.open.edu/openlearn/society-politics-law/the-use-force-international-law/content-section-3.1 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *