Tổng quan Biển Đông 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024. tình hình quốc tế tại khu vực Biển Đông chứng kiến nhiều diễn biến căng thẳng mới có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp về quân sự xoay quanh lợi ích của các chủ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tại vùng biển này. Tuy không phải là một hiện tượng mới, nhưng hoạt động đấu tranh khẳng định chủ quyền thông qua các cơ sở luật pháp quốc tế của các quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông dần trở nên đáng bàn luận hơn gần đây. Bên cạnh đó, ngoài những hoạt động mang tính duy trì như khẳng định sự hiện diện về quân sự, xu hướng hợp tác quốc phòng song và đa phương đang ngày càng được thể hiện rõ ràng trong thời gian gần đây giữa các nước thuộc ASEAN nói riêng và Mỹ và các đồng minh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một hiện thực hiển nhiên xảy ra trước các hoạt động đơn phương đang ngày càng vượt qua khỏi tính chất răn đe và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Thông qua khái quát tình hình Biển Đông trong 6 tháng năm 2024 và các hoạt động của các chủ thể nổi bật có liên quan, bài viết này tập trung bàn luận chi tiết về sự kiện Việt Nam gửi đệ trình mở rộng phạm vi thềm lục địa quốc gia đến Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa tại Liên Hợp Quốc vào tháng 7/2024 vừa qua, để từ đó nhận định về hệ quả đến từ tác động của đệ trình này đối với lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông nói riêng và tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông nói chung.

Tổng quan tình hình Biển Đông 6 tháng đầu năm 2024

1. Mỹ

Trong đầu năm 2024, Mỹ đã thực hiện nhiều hành động để tăng cường sự hiện diện và vai trò của mình tại Biển Đông. Trong bối cảnh khu vực đang căng thẳng, Mỹ cũng đã thực hiện nhiều cuộc tập trận với các đồng minh của mình trên Biển Đông. Trên khía cạnh song phương, Mỹ đã cùng tập trận với Philippines tiến hành tập trận thường niên từ 22/4 đến ngày 10/5, tại thị trấn đảo cực bắc của Philippines dọc theo Kênh Bashi. Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn với hơn 16,000 quân Mỹ và Philippines tham gia cùng với 250 lực lượng từ Pháp và Australia, các quan sát viên từ một số quốc gia đồng minh và đối tác an ninh.[1]Trên cơ chế đa phương, Mỹ cũng có nhiều lần cùng các nước đồng minh tập trận tại Biển Đông. Vào ngày 7/4/2024, Mỹ, Philippines, Anh và Australia đã tiến hành tập trận nhằm phô trương sức mạnh trước những hành động của Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết sẽ có nhiều cuộc tuần tra chung tại Biển Đông.[2] Ja Ian Chong, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết các cuộc tập trận thể hiện sự hiện diện tích cực, tinh thần đoàn kết và sự phối hợp giữa các đồng minh của Mỹ ở Đông Á và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho biết, việc không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc trong các tuyên bố chính thức của cuộc tập trận là có chủ đích nhằm “hạn chế ngôn từ” không quá gay gắt.[3]  Tiếp đó, Mỹ cũng đã cùng Canada, Nhật Bản và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận hàng hải chung vào ngày 17-18/6/2024 tại vùng đặc quyền kinh tế của Manila ở Biển Đông. Theo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cuộc tập trận nhằm mục đích duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như tái khẳng định cam kết của bốn quốc gia trong việc tăng cường an ninh và ổn định khu vực.[4]

Mỹ cũng đã tăng cường sự hợp tác nhằm giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.Về tăng cường hợp tác song phương, Mỹ đã tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh của Philippines trong bối cảnh Trung Quốc có hành động ở Biển Đông sau cuộc hội đàm giữa cố vấn an ninh quốc gia hai nước.[5] Về hợp tác đa phương, Mỹ cũng đã tiến hành họp Hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Philippines và Nhật Bản vào 11/4 nhằm tập trung vào việc kiềm chế áp lực quân sự của Trung Quốc đối với Philippines trên Biển Đông. Qua đó, Mỹ đã đạt được một loạt các thỏa thuận nhằm tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế. Đáng chú ý, Nhật Bản và Mỹ đã công bố kế hoạch nâng cấp liên minh quân sự, bao gồm cả bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Nhật Bản và phát triển chung nhiều hơn các thiết bị quốc phòng.[6]

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã nhiều lần lên án và chỉ trích hành động của Trung Quốc. Ngày 17/6, Mỹ đã lên án những hành động leo thang và vô trách nhiệm của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc tái khẳng định sự ủng hộ đối với Philippines .[7] Matthew Miller, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng, việc tàu Trung Quốc cố tình sử dụng vòi rồng và các động tác chặn các tàu Philippines là hành động liều lĩnh và đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực.[8] Trong hội đàm trực tuyến hôm ngày 24/5 với Trung Quốc, phía Mỹ cho biết cuộc họp cũng bàn về cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc quanh Đài Loan. Theo đó, Washington bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.[9] Sandra Oudkirk, giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), cho biết các hành động “khiêu khích” của Trung Quốc xung quanh Đài Loan, Nhật Bản và Biển Đông có nguy cơ gây ra tai nạn vô tình và dẫn đến  một cuộc xung đột lớn hơn.[10]

Jeffrey Ordaniel – Giáo sư của Đại học Quốc tế Tokyo, lo ngại cuộc tập trận giữa Philippines cùng với Mỹ và Nhật là chưa đủ. Các cuộc tập trận quân sự không ngăn cản Trung Quốc chiếm giữ Mischief Reef (Đá Vành Khăn) và bãi cạn Scarborough cũng như việc cải tạo đất và quân sự hóa Trung Quốc. Ngoài ra, Ordaniel và các nhà nghiên cứu của Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cũng kêu gọi hải quân Mỹ thường xuyên hộ tống các tàu của Philippines, cho dù là các chuyến đi tiếp tế hay các nhiệm vụ khác. Với mục đích cho Trung Quốc thấy rằng hành vi xấu của họ chỉ dẫn đến sự tăng cường hiện diện của Mỹ tại khu vực.[11] Ngược lại, Li Haidong, Giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Mỹ chỉ đang chơi trò “biến kẻ gây rối thành nạn nhân”, vì có thể chính Mỹ đứng sau tất cả các hành động khiêu khích nguy hiểm do Philippines thực hiện và khi Trung Quốc thực hiện các hành động mà ông cho là Trung Quốc đang bảo vệ an ninh và chủ quyền, thì Mỹ bắt đầu kêu gào và thu hút sự chú ý.[12]

2. Trung Quốc

Trong những tháng vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động leo thang căng thẳng nhằm khẳng định lời tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông nằm trong “đường chín đoạn”. Cụ thể, từ năm 1999, Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá, áp dụng cho cả ngư dân Trung Quốc lẫn nước ngoài,[13] Tháng 5/2024, Trung Quốc tiếp tục mở rộng và áp đặt phạm vi hiệu lực của lệnh cấm đánh bắt cá đối với tất cả quần đảo nằm từ vĩ tuyến 12 độ Bắc. Lệnh cấm này cụ thể có hiệu lực áp dụng tại 4 vùng biển bao gồm Biển Đông, biên Hoa Đông, Bột Hải và Hoàng hải, bắt đầu từ ngày 1/5/2024 đến ngày 16/9/2024.[14] Hành vi này đã làm dấy lên mối lo ngại hoạt động kinh tế hợp pháp của người dân các nước vùng Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng xấu và làm nguy cơ đụng độ giữa tàu cá với tàu hải cảnh của Trung Quốc gia tăng.[15]Việt Nam và Philippines đã chính thức phản đối lệnh cấm này với lý do nó hoàn toàn không phù hợp đối với luật pháp quốc tế. Janhavi Pande, nhà nghiên cứu tại Dự án Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột Ấn Độ, nhận định hành vi này là một nỗ lực nhằm bảo tồn và phục hồi sản lượng đánh bắt cá, cũng như là một chiến thuật nằm trong chiến lược “vùng xám” của Trung Quốc.[16]  Đến năm 2024, lệnh cấm tương tự vẫn tiếp tục được ban hành, bất chấp sự phản đối kiên quyết từ phía Việt Nam.[17] Trong một diễn biến khác, một đạo luật được Trung Quốc thông qua vào năm 2021 và có hiệu lực vào 15/6/2024 cho phép lực lượng tuần tra bờ biển Trung Quốc “bắn tàu nước ngoài” và “bắt giữ những người xâm phạm chủ quyền”.[18] Theo Derek J. Grossman, học giả chuyên về an ninh quốc gia và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn RAND, Trung Quốc tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của các nước có lợi ích liên quan đến vấn đề Biển Đông như là một phần của kế hoạch mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình trên khắp Biển Đông. Nhằm thực hiện mục đích này, Trung Quốc đặt ra các “làn ranh” nhằm dần đẩy lùi lực lượng quốc phòng các quốc gia đối thủ khỏi vùng lãnh thổ trên biển mà mình tuyên bố và thậm chí ngăn cản không cho tàu của Việt Nam tiến lại khu vực tranh chấp.[19]

Ngoài ra, trong thời gian qua Trung Quốc đã có những hành động gây hấn gây leo thang căng thẳng với Philippines. Sự kiện được đặc biệt quan tâm trong những thời gian qua xoay quanh chiếc Sierra Madre, một chiếc tàu cũ hỏng được Philippines neo lại trong bãi Cỏ Mây, nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. Con tàu được hải quân Philippines dùng làm nơi đồn trú cho quân lính nhằm khẳng định chủ quyền của mình trong khu vực. Trung Quốc đã liên tục cho tàu của mình tấn công tàu thuyền của Philippines vận chuyển đồ tiếp tế đến Sierra Madre nhằm cắt đứt đường tiếp tế. Cụ thể, vào tháng 3/2024, Philippines đã cáo buộc tàu Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công một tàu dân sự đang chở quân nhu đến Sierra Madre dưới sự hộ tống của bốn tàu quân sự Philippines. Philippines cũng cho biết một chiếc tàu quân sự đã bị ba tàu của Trung Quốc ngăn chặn và bao vây, khiến tàu này bị cô lập khỏi đoàn tàu tiếp tế.[20] Căng thẳng dẫn đến bạo lực vào ngày 17/6/2024, khi một chiếc tàu thuộc lực lượng phòng vệ bờ biển của Trung Quốc va quẹt vào một chiếc tàu hải quân của Philippines đang trên đường thực hiện nhiệm vụ tiếp tế Sierra Madre, trước khi quân nhân Trung Quốc xông lên tàu của Philippines. Vụ việc đã được Romeo Brawner Jr., Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, mô tả là“hoạt động hải tặc”. Theo ông Brawner, quân nhân Trung Quốc đã xông lên tàu mang “kiếm, giáo, dao” đe dọa quân nhân Philippines, cướp phá thiết bị trên tàu và gây thiệt hại vật chất. Vụ việc này cũng đã khiến một sĩ quan Philippines mất một ngón tay khi hai tàu va chạm nhau.[21] Sáng ngày 22/7/2024, Trung Quốc xác nhận đã đạt được một thỏa thuận với Philippines về vấn đề tiếp tế cho chiếc Sierra Madre. Theo đó, Philippines sẽ được phép vận chuyển tiếp tế cho con tàu nếu nước này đáp ứng các tiêu chí do Trung Quốc đặt ra. Về phần mình, Philippines đã công khai bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.[22] Bất chấp những bất đồng công khai giữa hai bên, chuyến tiếp tế tiếp theo của Philippines ngay sau khi thỏa thuận được công bố không gặp trở ngại nào từ phía Trung Quốc.[23] Theo bà Lý Minh Giang, học giả tại viện nghiên cứu Trung Quốc Carnegie, những hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể là nhằm thử khả năng quân sự của Mỹ tại khu vực, nhất là khi Mỹ vừa đang bị phân tâm ở những khu vực khác trên thế giới trong khi đang tiến vào giai đoạn bầu cử. “Nếu Trung Quốc chiếm được bãi [Cỏ Mây] từ Philippines… và Mỹ không trực tiếp can thiệp và giúp Philippines giành lại bãi, mức độ đáng tin cậy của những cam kết an ninh của Mỹ với các đồng minh trong khu vực sẽ bị suy giảm đáng kể”, bà nhận xét.[24]

Theo Derek J. Grossman, những hành động leo thang của Trung Quốc gần đây trong khu vực thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình. Khác với người tiền nhiệm của mình, chính quyền Tập Cận Bình ít bận tâm đến uy tín quốc tế của mình và sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế và phá vỡ quy tắc hành xử để theo đuổi lợi ích của mình.[25] Trái với nhận định này, Hồ Ba, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hàng hải thuộc Đại học Bắc Kinh, cho rằng với Trung Quốc “điều quan trọng hơn cả là sự việc này gắn liền đến “quốc thể, danh tiếng và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền” của mình. Theo Amanda Hsiao, cố vấn cấp cao về Trung Quốc của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, chính quyền Bắc Kinh muốn gửi thông điệp đến Philippines và những quốc gia đang tranh chấp khác rằng nó sẵn sàng buộc “những nước công khai chống lại Bắc Kinh phải trả giá” và từ đó khiến các quốc gia khác phải “né tránh không khẳng định chủ quyền của mình một cách quyết liệt”.[26]

3. ASEAN

Một trong những hoạt động ưu tiên của nhóm các quốc gia ASEAN tại khu vực Biển Đông đó là nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự. Nổi bật nhất là Phillippines khi nước này có những hành động cứng rắn và quyết liệt với Trung Quốc. Trước sự tấn công bằng vòi rồng từ lực lượng Trung Quốc, Philippines đã khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó. Ngày 31/3/2024, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã đề xuất tăng cường phối hợp về an ninh hàng hải để đối mặt với một loạt thách thức nghiêm trọng về toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.[27] Nước này cũng đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc và sẽ không im lặng trước những hành động mang tính thách thức của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Philippines cũng có nhiều hành động mang tính chủ động nhằm tăng cường sự hiện diện tại khu vực. Vào tháng 2/2024, Philippines đã tăng cường triển khai tàu  hộ tống tuần tra BRP Emilio Jacinto (PS-35) tại đảo Palawan – đối diện với Biển Đông với mục đích bảo vệ lợi ích hàng hải. Chuẩn đô đốc Philippines Edward Ike De Sagon, cho biết sự hiện diện của con tàu đóng vai trò như lời nhắc nhở cho tất cả những ai dám thách thức chủ quyền của Philippines và Philippines sẽ luôn sẵn sàng và cảnh giác.[28] Đến tháng 5/2024, Philippines cũng đã tiến hành triển khai tàu và neo đậu tại bãi san hô Sabin để theo dõi hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.[29] Philippines cũng  đã xây dựng một trạm bảo vệ bờ biển ở các đảo phía bắc gần Đài Loan. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Ano điều này giúp Philippines tăng cường năng lực giám sát khu vực mà Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như đảm bảo ổn định và tự do hàng hải tại eo biển Luzon.[30] Bên cạnh đó, Philippines cũng tăng cường các cuộc tuần tra trên không và tập trận thường niên với Mỹ và đồng minh, điển hình là cuộc tập trận chung giữa Philippines với Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ngoài Philippines, Việt Nam với tư cách là một quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông cũng tăng cường sự hiện diện của mình thông qua việc tiến hành bồi đắp mở rộng, xây dựng tại quần đảo Trường Sa.[31]

Các nước ASEAN cũng tích cực thúc đẩy sự hợp tác với các đối tác để giải quyết những vấn đề trong khu vực. Tại Hội nghị Thường niên của các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, khối này dự kiến ​​sẽ thúc đẩy việc hoàn thiện một Bộ quy tắc ứng xử lâu dài với Trung Quốc về Biển Đông. Theo nhà ngoại giao cấp cao Theresa Lazaro Philippines, Philippines sẽ đề xuất thành lập Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN gồm các nước thành viên khối để tạo điều kiện đối thoại và thực thi pháp luật.[32] Trong nội khối, Việt Nam và Philippines đã ký kết thỏa thuận về an ninh Biển Đông vào tháng 1/2024. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nước Đông Nam Á quản lý tốt hơn các xung đột ở vùng biển tranh chấp.[33] Philippines và Singapore cũng đã ký một hiệp ước về quốc phòng vào ngày 25/7/2024, cho phép quân đội hai nước mở rộng hoạt động. Các quan chức dấu tên cho biết thỏa thuận này có thể cho phép tổ chức các cuộc tập trận chung nhưng có sự giới hạn.[34]

Đối với ngoài khu vực, Tổng thống Philippines đã có cuộc họp mặt với Thủ tướng New Zealand vào tháng 4/2024, hai nước cũng công bố kế hoạch nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác toàn diện” vào năm 2026.[35] Ngoài ra, Philippines cũng đã ký kết Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) với Nhật Bản vào ngày 8/7/2024, cho phép cả hai triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo, cho biết RAA đã đưa quan hệ đối tác quốc phòng của chúng ta lên một tầm cao chưa từng có.[36] Bên cạnh Philippines, trong một thông báo bên lề cuộc họp quốc phòng Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Malaysia và Singapore đã nhất trí Anh, Australia và New Zealand tổ chức các cuộc tập trận quân sự Bersama Lima trong năm nay. Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của máy bay không người lái, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và máy bay giám sát.[37]

Các quốc gia ASEAN cũng tập trung trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp sử dụng luật pháp quốc tế. Vào tháng 2/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cho biết hôm thứ năm rằng nước này cam kết đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhằm tránh xung đột ở Biển Đông.[38] Đến tháng 6/2024, Philippines đã đệ đơn lên Liên Hợp Quốc về thềm lục địa mở rộng (ECS) ở Biển Đông, tuyến đường thủy nơi nước này ngày càng có nhiều tranh chấp hàng hải gay gắt với Trung Quốc. Về phía Việt Nam, Việt Nam kêu gọi tôn trọng luật quốc tế về việc Trung Quốc xác lập đường cơ sở thẳng trong Vịnh Bắc Bộ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, cho biết Việt Nam lưu ý các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) khi xác nhận đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.[39] Bên cạnh đó, trước tình hình Trung Quốc ra quy định bắt giữ người nước ngoài xâm phạm lãnh hải hoặc vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và không qua xét xử. Việt Nam cũng đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thể hiện sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán theo UNCLOS 1982. [40]. Trước những động thái của ASEAN, giới lãnh đạo và chuyên gia cho rằng khối chưa đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng cho rằng ASEAN cần có cách tiếp cận quyết liệt và năng động hơn để đảm bảo rằng khối này vẫn là một lực lượng gắn kết trong việc đối mặt với các vấn đề trong khu vực, điển hình là căng thẳng ở Biển Đông.[41]Derek Grossman – Giáo sư thỉnh giảng về Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam California – Mỹ, cho rằng việc hành động quyết liệt của Philippines và sự im lặng của Việt Nam trước Trung Quốc không đem lại hiệu quả cao. Thay vào đó, ông cho rằng Philippines và Việt Nam nên đưa ra các chiến lược toàn diện và có thực chất hơn.[42] Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Li Haidong của Học viện Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng việc Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều từ chối đưa các thế lực bên ngoài thể hiện niềm tin của các nước này trong việc hợp tác với Trung Quốc nhằm giải quyết các bất đồng và cùng nhau khai thác khu vực, trong khi Philippines là nước không thể chống lại sự can thiệp của thế lực bên ngoài.[43]


Tài liệu tham khảo:

[1] Gomez, J., & Favila, A. (2024, May 6). US and Philippine forces stage combat drills near strategic channel off southern Taiwan. AP News. Retrieved July 30, 2024, from https://apnews.com/article/philippines-south-china-sea-american-exercises-1ac55e720fe6fed64dc9861cb207fdf5

[2] Gomez, J. (2024, April 6). US, Japan, Australia and the Philippines to stage military drills in disputed South China Sea. AP News. Retrieved July 30, 2024, from https://apnews.com/article/south-china-sea-united-states-japan-philippines-6f2c83d4157d9c8902d161ba2b23075a

[3] Wilson, A. (2024, April 8). Historic South China Sea exercise shows US allies’ ‘solidarity and coordination,’ expert says. Stars and Stripes. Retrieved July 30, 2024, from https://www.stripes.com/branches/navy/2024-04-08/historic-south-china-sea-naval-drills-13509902.html

[4] Morales, N. J., & Davies, E. (2024, June 17). US, Canada, Japan and Philippines conduct exercises in South China Sea. Reuters. Retrieved July 30, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-canada-japan-philippines-conduct-exercises-south-china-sea-2024-06-17/

[5] Heavey, S., & Chiacu, D. (2024, June 27). US reiterates ‘ironclad’ commitment to Philippines amid China actions in South China Sea. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-reiterates-ironclad-commitment-philippines-amid-china-actions-south-china-sea-2024-06-27/

[6] Holland, S., Mason, J., Hunnicutt, T., Brunnstrom, D., & Kelly, T. (2024, April 10). US, Japan, Philippines strike deals on defense, investment at leaders’ summit. Reuters. Retrieved July 30, 2024, from https://www.reuters.com/world/us/us-japan-strike-deals-defense-space-leaders-summit-2024-04-10/

[7] Thành Đạt. (2024, June 18). Mỹ lên tiếng vụ tàu Trung Quốc, Philippines va chạm trên Biển Đông. Dân trí. Retrieved July 30, 2024, from https://dantri.com.vn/the-gioi/my-len-tieng-vu-tau-trung-quoc-philippines-va-cham-tren-bien-dong-20240618102241108.htm

[8] Miller, M. (2024, June 17). U.S. Support for the Philippines in the South China Sea – United States Department of State. State Department. Retrieved July 30, 2024, from https://www.state.gov/u-s-support-for-the-philippines-in-the-south-china-sea-10/

[9] Dương Khang. (2024, May 28). Mỹ-Trung Quốc tham vấn hàng hải, bàn về Biển Đông. PLO. Retrieved July 30, 2024, from https://plo.vn/my-trung-quoc-tham-van-hang-hai-ban-ve-bien-dong-post793000.html

[10] Blanchard, B. (2024, June 14). Senior US diplomat warns of risks of accidental conflict sparked by China’s moves. Reuters. Retrieved July 30, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/senior-us-diplomat-warns-risks-accidental-conflict-sparked-by-chinas-moves-2024-06-14/

[11] Glosserman, B. (2024, April 2). Beware the steady creep toward crisis in the South China Sea. The Japan Times. Retrieved August 4, 2024, from https://www.japantimes.co.jp/commentary/2024/04/02/world/south-china-sea-crisis/

[12] Sheng, Y. (2024, June 20). Courting Manila, US and its allies try to ‘paint a troublemaker as a victim’. Global Times. Retrieved August 4, 2024, from https://www.globaltimes.cn/page/202406/1314554.shtml

[13] Pande, J. (November 11, 2022). South China Sea and the Conundrum of China’s Annual Fishing Bans. Opiniojuris. https://opiniojuris.org/2022/11/30/south-china-sea-and-the-conundrum-of-chinas-annual-fishing-bans/

[14] Vũ, A. (April 24, 2023). Việt Nam phản đối Trung Quốc phát lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông. Vnexpress. Retrieved August 4, 2024, from https://vnexpress.net/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-phat-lenh-cam-danh-bat-o-bien-dong-4738842.html

[15] Chí, T. (April 24, 2023). Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuổi trẻ. Retrieved August 3, 2024, from https://tuoitre.vn/yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-ngay-lenh-cam-danh-bat-ca-phi-ly-o-vung-bien-hoang-sa-cua-viet-nam-20230424120651027.htm

[16] Chí, T. (April 24, 2023). Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuổi trẻ. Retrieved August 3, 2024, from https://tuoitre.vn/yeu-cau-trung-quoc-cham-dut-ngay-lenh-cam-danh-bat-ca-phi-ly-o-vung-bien-hoang-sa-cua-viet-nam-20230424120651027.htm

[17] Thanh, H. (April 25, 2024). Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Tuổi trẻ. Retrieved August 3, 2024, from https://tuoitre.vn/lenh-cam-danh-bat-ca-cua-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-cua-viet-nam-o-hoang-sa-20240425161310494.htm

[18]  Morales, N. J., Flores, M. & Lee, L. (May 29, 2024). Philippines president calls new China coast guard rules ‘worrisome’. Reuters. Retrieved August 4, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-president-says-new-china-coast-guard-rules-worrisome-2024-05-29/; Lema, K. & Flores, M. (May 24, 2024). Philippines says China Coast Guard rules a provocation. Reuters. Retrieved August 4, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-says-china-coast-guard-rules-provocation-2024-05-24/

[19]  Grossman, D. (July 15, 2024). Philippines and Vietnam’s South China Sea strategies have failed. Nikkei Asia. Retrieved August 3, 2024, from https://archive.is/PLjtm

[20] Morales, N. J.& Lewis, S. (March 24, 2024). China coastguard uses water cannons against Philippine ships in South China Sea. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/china-coast-guard-says-it-took-measures-against-philippine-vessels-south-china-2024-03-23/

[21] Royandoyan, R. (June 19, 2024). Philippines accuses China of ‘piracy’ in South China Sea. Nikkei Asia. Retrieved August 3, 2024, from https://archive.is/goE8U#selection-3117.72-3117.89

[22] Zhou, L. (July 23, 2024). Deal or no deal? China and Philippines at odds over Second Thomas Shoal resupply agreement. South China Morning Post. Retrieved August 3, 2024, from https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3271454/deal-or-no-deal-china-and-philippines-odds-over-second-thomas-shoal-resupply-agreement.

[23] Venzon, C. H. & Calonzo, A. (July 23, 2024). Philippines Fortifies South China Sea Outpost For a Decade. Bloomberg. Retrieved August 4, 2024, from https://www.bloomberg.com/news/articles/2024-08-02/philippines-fortifies-south-china-sea-outpost-to-last-a-decade.

[24] Le, M. Y. H. & Wu, P. L. (July 23, 2024) Why does China care about a rust bucket in the middle of the sea? The Washington Post. Retrieved August 3, 2024, from https://archive.is/CL2hA

[25] Grossman, D. (July 15, 2024). Philippines and Vietnam’s South China Sea strategies have failed. Nikkei Asia. Retrieved August 3, 2024, from https://archive.is/PLjtm

[26] Le, M. Y. H. & Wu, P. L. (July 23, 2024) Why does China care about a rust bucket in the middle of the sea? The Washington Post. Retrieved August 3, 2024, from https://archive.is/CL2hA

[27] Lema, K., Kirton, D., Mallard, W., & Macfie, N. (2024, March 31). Philippines boosts maritime security as China tension rises. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-marcos-boosts-maritime-security-china-tension-rises-2024-03-31/

[28] Flores, M., & Fletcher, P. (2024, February 14). Philippines deploys warship in western waters to ‘safeguard maritime interests’. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-deploys-warship-western-waters-safeguard-maritime-interests-2024-02-14/

[29] Lema, K., & Mallard, W. (2024, May 11). Philippines sends ships to disputed atoll where China building ‘artificial island’. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-sends-ships-disputed-atoll-where-china-building-artificial-island-2024-05-11/

[30] Lema, K., & Heinrich, M. (2024, May 24). Philippines builds coastguard station in islands near Taiwan. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/philippines-builds-coastguard-station-islands-near-taiwan-2024-05-24/

[31] Berridge, E. (2024, June 11). Vietnam Reclaiming Land on Four Islands in South China Sea. Atlas News. Retrieved August 3, 2024, from https://theatlasnews.co/latest/2024/06/11/vietnam-reclaiming-land-on-three-islands-in-south-china-sea/

[32] Stanley, W., & Martin, P. (2024, July 25). ASEAN seeks to tackle Myanmar crisis, South China Sea tension. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/asean-seeks-tackle-myanmar-crisis-south-china-sea-tension-ministers-meet-laos-2024-07-24/

[33] Royandoyan, R., & Lien Hoang. (2024, January 30). Vietnam and Philippines sign deal on South China Sea security. Nikkei Asia. Retrieved August 3, 2024, from https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/South-China-Sea/Vietnam-and-Philippines-sign-deal-on-South-China-Sea-security

[34] Gomez, J. (2024, June 25). Philippines and Singapore Broaden Defense Ties With New Agreement. The Diplomat. Retrieved August 3, 2024, from https://thediplomat.com/2024/07/philippines-and-singapore-broaden-defense-ties-with-new-agreement/

[35] Philippines And New Zealand Eye Forces Deal, Share Concern Over South China Sea. (2024, April 19). AsiaOne Magazine. Retrieved August 3, 2024, from https://asiaone.co.in/philippines-and-new-zealand-eye-forces-deal-share-concern-over-south-china-sea/

[36] Flores, M., & Lema, K. (2024, July 8). Philippines says pact with Japan takes defence ties to unprecedented high. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-japan-sign-landmark-defence-deal-2024-07-08/

[37] Westbrook, T., & Gopalakrishnan, R. (2024, May 31). Five powers plan bigger, deeper Asia military drills. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/five-powers-plan-bigger-deeper-asia-military-drills-2024-05-31/

[38] Lema, K. (2024, February 14). Philippines committed to South China Sea code of conduct. Reuters. Retrieved August 3, 2024, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-committed-south-china-sea-code-conduct-2024-02-15/

[39] Ngọc Diệp. (2024, March 14). Việt Nam nêu quan điểm về việc Trung Quốc xác lập đường cơ sở thẳng trong Vịnh Bắc Bộ. PLO. Retrieved August 3, 2024, from https://plo.vn/viet-nam-neu-quan-diem-ve-viec-trung-quoc-xac-lap-duong-co-so-thang-trong-vinh-bac-bo-post780434.html

[40] Hùng Cường. (2024, May 23). Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền tại các vùng biển. VOV. Retrieved August 3, 2024, from https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-luon-kien-quyet-kien-tri-bao-ve-chu-quyen-cua-minh-tai-cac-vung-bien-post1097094.vov

[41] Goh, N. (2024, May 23). Malaysia’s Anwar to push ASEAN as ‘cohesive force’ against regional tensions. Nikkei Asia. Retrieved August 4, 2024, from https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/Interview/Malaysia-s-Anwar-to-push-ASEAN-as-cohesive-force-against-regional-tensions

[42] Grossman, D. (2024, July 15). Philippines and Vietnam’s South China Sea strategies have failed. Nikkei Asia. Retrieved August 4, 2024, from https://asia.nikkei.com/Opinion/Philippines-and-Vietnam-s-South-China-Sea-strategies-have-failed

[43] Sheng, Y. (2024, June 20). Courting Manila, US and its allies try to ‘paint a troublemaker as a victim’. Global Times. Retrieved August 4, 2024, from https://www.globaltimes.cn/page/202406/1314554.shtml

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *